
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV dự án Luật Cư trú sửa đổi, nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan quản lý dân cư, từng bước tiến tới thay thế sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân là một bước tiến của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tính khả thi của việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về dân cư cũng như việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ủy ban chứng khoán Nhà nước đang gấp rút lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán sửa đổi năm 2019.- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước dự định thoái hết vốn tại Sabeco để thu về cho Nhà nước khoảng 2 tỷ đôla Mỹ.
Với quy mô dân số lớn và không ngừng gia tăng, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng lớn đã và đang trở thành áp lực nặng nề lên hệ thống hạ tầng xử lý rác thải và công tác thu gom. Ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành nhãn tiền và sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu. Để giải quyết bài toán thu gom và xử lý rác thải, trong Dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, khóa XIV đã bổ sung quy định cách tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng phát sinh và cách thức quản lý phù hợp với đặc điểm khu vực đô thị và nông thôn.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thực tế này, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xuất phát từ thực tế này, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 vừa qua với những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn để giải quyết những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, để bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Nước Nga đang tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp theo đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây được coi là thời khắc quyết định, thể hiện ý chí của người dân Nga với kỳ vọng tạo ra những thay đổi then chốt trong cả chính trị và xã hội, giúp quốc gia này ứng phó hiệu quả với những thách thức mới. Nếu được sửa đổi, Hiến pháp mới được coi là thay đổi luật lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Nga. Những thay đổi cơ bản đó là gì, có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của nước Nga ngày nay?
Từ ngày 25/06, tại Nga bắt đầu diễn ra việc bỏ phiếu thông qua các sửa đổi Hiến pháp. Dư luận chung cho rằng, sau sửa đổi Hiến pháp, các quyền của người Nga sẽ trở nên không thể lay chuyển và cuộc sống của nhiều tầng lớp dân cư sẽ được cải thiện. Anh Tú, PV Đài TNVN thường trú tại Liên bang Nga phản ánh.
- Giảm 30% thuế cho doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 200 tỷ đồng trong năm 2020.- Phỏng vấn ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng cục Thuế về những điểm mới của Luật Quản lý thuế sửa đổi, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, chính thức có hiệu lực từ 1/7 tới.- Lợn sống nhập từ Thái Lan về nhưng chưa tác động nhiều tới thị trường thịt lợn tại các chợ dân sinh.
- Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Tinh thần quan trọng của luật là "người dân có thể làm bất kỳ điều gì pháp luật không cấm”. Quốc hội cũng thống nhất không đưa hộ kinh doanh vào quy định trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) để xây dựng một luật riêng về đối tượng này.- Hàng không là lĩnh vực chịu nhiều thiệt hại nhất trong đại dịch Covid-19. Các hãng đang nỗ lực thực hiện tái cơ cấu để gượng dậy vượt qua giai đoạn khó khăn này.- Tòa phúc thẩm vụ án sát hại nữ sinh giao gà tại Điện Biên giữ nguyên 6 án tử hình đối với các kẻ phạm tội.- Tâm điểm dư luận thế giới đang đổ dồn về biên giới Trung Ấn: Số binh lính hai bên thương vong tiếp tục tăng lên sau vụ ẩu đả tranh chấp biên giới giữa hai nước. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cập nhật những diễn biến mới nhất tại thực địa cũng như phản ứng của hai nước.- Quan hệ liên Triều cũng nóng lên. Triều Tiên tuyên bố triển khai các đơn vị quân đội ở hai khu vực gần biên giới với Hàn Quốc, nơi có các dự án chung liên Triều.
- Tiếp tục chương trình kỳ họp, hôm nay Quốc hội thông qua dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Đây được cho là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư.- Nhiều địa phương, đơn vị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 46 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 10 về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức. Nghiện Game online chất độc vô hình đối với trẻ, như một lời cảnh báo đối với nhiều bậc cha mẹ trong việc quản lý con cái.- Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Tổng thầu Trung Quốc thôi “đòi” 50 triệu USD.- Mỹ và Trung Quốc hôm nay có cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau căng thẳng giữa hai bên liên quan đến đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.- Đụng độ tại biên giới Ấn Độ - Trung Quốc khiến con số thương vong của 2 bên cao hơn nhiều so với con số đã được công bố.
Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) thay đổi về phương thức quản lý cư trú, trong đó đổi mới phương thức quản lý cư trú từ thủ công bằng sổ hộ khẩu sang quản lý thông qua số định danh cá nhân nhằm đơn giản hóa thủ tục, thuận lợi cho người dân và bảo đảm hiệu quả quản lý dân cư. Thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật tại Quốc hội, các đại biểu đề nghị, Chính phủ bảo đảm hoàn thành cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra.
Đang phát
Live