- Quản lý thị trường Lạng Sơn: Ngăn chặn kịp thời phương tiện vận chuyển 3.000 chiếc khẩu trang vải và 1.000 lọ kem dưỡng da nhập lậu đang trên đường đi tiêu thụ.- Tuyên Quang: tiêu hủy lô đồ chơi trẻ em và chân vịt đông lạnh nhập lậu.- Hà Nội bắt giữ gần 10 tấn nguyên liệu trà sữa và si rô hoa quả không nguồn gốc.
Gần 10 tấn sản phẩm là nguyên liệu trà sữa như bột trà sữa, nước siro hoa quả vừa bị Đội QLTT số 17, thuộc Cục QLTT Hà Nội phối hợp với Đội 4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an thành phố Hà Nội thu giữ sáng 3/9. Ghi nhanh của phóng viên Đài TNVN:
Việc thực hiện công tác thu hồi đất, đặc biệt là thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập bởi ảnh hưởng từ việc thu hồi đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất. Trong đó, giá đất bồi thường, hỗ trợ chưa sát giá thị trường, nhiều trường hợp còn quá thấp so với giá đất cùng loại chuyển nhượng thực tế là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ách tắc, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, gây nên những bức xúc cả cho người sử dụng đất, nhà đầu tư và cơ quan chính quyền có trách nhiệm thu hồi đất.
Bộ Công Thương vừa ra Dự thảo Quyết định của Chính phủ “Quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện” để sửa đổi, thay thế cho Quyết định số 28 đã ban hành được hơn 6 năm (từ ngày 07/4/2014). Mặc dù khẳng định các phương án này đã được lấy ý kiến rộng rãi nhiều đối tượng liên quan, thế nhưng, ngay sau khi Dự thảo được công bố, rất nhiều chuyên gia cho rằng, các phương án này không những chưa giải quyết được tình trạng búc xúc của nhiều hộ sử dụng điện sinh hoạt khi hóa đơn tiền điện “tăng sốc” ở một số thời điểm, mà còn làm tăng thêm mối nghi ngờ về cách tính giá điện - vốn đang tồn tại nhiều bất cập thời gian qua. Bình luận “Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt: Càng sửa càng rối” của BTV Nguyên Long đề cập:
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7.- Tiếp tục phiên họp thứ 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.- Từ hôm nay, hơn 1.400 khách du lịch mắc kẹt ở Đà Nẵng sẽ được đưa về TP.HCM, Hà Nội trên 7 chuyến bay.- Đã có hàng loạt nước từ Mỹ - La tinh, Trung Đông, Châu Á đặt mua cả tỉ liều vắc-xin Sputnik 5 do Nga phát triển và vừa được Bộ Y tế nước này chứng nhận hôm qua.- Nhiều nước quan ngại với tình hình biểu tình hiện nay tại Belarus. Liên minh châu Âu đang gây áp lực với chính quyền quốc gia này.
- Tiếp tục chương trình phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi).- Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bị điều tra liên quan đến 3 vụ án.- Đà Nẵng gia hạn thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ hôm nay. Cũng từ hôm nay đến 14/8, TP này triển khai đưa hơn 1.450 du khách trở về Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.- Nga đã nhận đơn đặt hàng cho loại vắc-xin mới ra mắt từ hơn 20 quốc gia, với tổng cộng khoảng 1 tỷ liều.
- Khai mạc phiên họp thứ 47 Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thảo luận về Luật Cư trú sửa đổi, nhiều ý kiến đề xuất thay thế số hộ khẩu bằng mã định danh cá nhân, tạo thuận lợi cho người dân.- Nước ta ghi nhận thêm 6 ca mắc Covid-19 mới, 2 ca tử vong liên quan đến Sars-CoV-2. Còn tại Quảng Trị, thành phố Đông Hà sẽ thực hiện giãn cách xã hội từ 19h tối nay, theo Chỉ thị 16.- Kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, ngay trong ngày mai 11/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các Hội đồng tiến hành công việc chấm thi.- Trong một động thái được cho là nhằm đáp trả việc Mỹ, Trung Quốc tuyên bố trừng phạt 11 cá nhân nước này.- Tình hình Liban tiếp tục là tâm điểm chú ý của thế giới khi biểu tình bạo lực tiếp tục bùng phát mạnh tại thủ đô Beirut trong ngày thứ 2 liên tiếp.
Sự chồng chéo xung đột giữa luật đầu 2014 và các luật chuyên ngành khác đã hình thành nên những điểm nghẽn cản trở dòng vốn đầu tư vào thị trường, làm gia tăng chi phí cho nhà đầu tư, tạo kẽ hở cho tham nhũng, sách nhiễu. Luật đầu tư sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, được đánh giá là lần sửa đổi toàn diện tháo gỡ nhiều nút thắt trong quá trình thực hiện đầu tư, nhằm nhằm đồng bộ hóa các quy định pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ta thông thoáng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế.
- Công tác ứng phó với mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ.- Thách thức nào đang chờ đợi ngành rau, quả trong thời gian tới?- Hiệu quả từ việc nuôi bò sữa tại Vĩnh Phúc.- Những khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa bão.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV dự án Luật Cư trú sửa đổi, nhận được nhiều sự quan tâm của đại biểu Quốc hội và người dân bởi chính sách thay thế việc quản lý cư trú gồm thường trú, tạm trú từ sổ giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân và việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan quản lý dân cư, từng bước tiến tới thay thế sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân là một bước tiến của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tính khả thi của việc xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về dân cư cũng như việc bỏ các quy định riêng về điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live