Trong thời khắc Giao thừa, thời khắc chuyển giao đẹp đẽ và linh thiêng của trời đất, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 gửi đến đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Chủ tịch nước. (Vũ Dũng – VOV)
Tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương diễn ra sáng nay, tại Hà Nội, các đại biểu nhấn mạnh: Cùng với thành tựu của đất nước, người dân phải được thụ hưởng một cách thực chất, trước hết là ngôi nhà để "an cư lạc nghiệp".
Hôm nay, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 được tổ chức với sự tham gia đồng chủ trì của 4 cơ quan gồm: Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Năm thứ 3 được tổ chức, với chủ đề: “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững”, Diễn đàn Kinh tế xã hội 2023 thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhân sự kiện này, biên tập viên Ngọc Diệu có bài bình luận: “Phát huy sức mạnh năng lực nội sinh quốc gia”
Trong 2 ngày 25 và 26/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề “Tận dụng sức mạnh của châu Á để đương đầu với những thách thức toàn cầu”. Thực tế, châu Á chiếm 60% dân số thế giới và 40% nền kinh tế toàn cầu, có tiềm năng dẫn đầu trong việc giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu, lạm phát, nghèo đói, chênh lệch kinh tế... Khu vực này cũng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân số trẻ và đa dạng, nhiều ý tưởng công nghệ đổi mới. Tuy nhiên, châu Á hiện được đánh giá vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và nội lực của mình. Vì thế, hội nghị Tương lai châu Á lần này là cơ hội để các nhà lãnh đạo, các chuyên gia cùng tìm giải pháp để khu vực có thể phát huy tiềm năng và thế mạnh nhằm giải quyết các vấn đề chung trong một thế giới đa cực.
Cách đây 80 năm, năm 1943, trong tình thế nước sôi lửa bỏng của cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc, bản Đề cương về Văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo ra đời. Được ví như bản Cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng cộng sản Việt Nam, Đề cương văn hóa Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các văn kiện của Đảng về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam (1943-2023), nhóm phóng viên Kim Thanh và Lại Hoa có bài viết: Văn hóa và sức mạnh soi đường cho quốc dân đi.
ChatGPT hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang là những từ khoá hot nhất hiện nay. Sự ra đời của ChatGPT khiến cuộc đua về AI càng trở nên gay cấn hơn. Mới chỉ ra mắt từ cuối tháng 11 năm 2022, nhưng sự xuất hiện của ChatGPT đang tạo nên một cơn địa chấn đối với lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo nói riêng cũng như với toàn ngành công nghệ nói chung. Với khả năng trình bày các câu trả lời một cách mạch lạc, chỉn chu như người thật, ChatGPT đã làm người dùng toàn cầu bất ngờ và thay đổi hoàn toàn cách nhìn về công nghệ AI mới này. Ông Nguyễn Thế Trung chủ tịch Hội đồng quản trị DTT, thành viên tổ tư vấn VPCP về chuyển đổi số cùng giải mã sức mạnh của Siêu AI-Chat GPT.
Văn hóa - một nguồn lực to lớn, quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước nhanh và bền vững.- Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm đầu tư hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và là lựa chọn chiến lược cho quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng.- Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu dịp Tết nguyên đán ổn định, không có biến động lớn.- Slovakia thất bại trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sửa đổi hiến pháp để có thể tổ chức bầu cử sớm.
Hôm nay 24/11, Ban Bí thư Trung ương Đảng chủ trì tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc bằng hình thức trực tuyến đến 63 điểm cầu trong cả nước, nhân dịp tròn 75 năm ngày diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập ngày 24/11/1946. 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta kế thừa, phát triển và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, không ngừng sáng tạo những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tinh thần yêu nước, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đưa đất nước vững bước trong xu thế phát triển của nhân loại tiến bộ. Đó chính là sức mạnh hiện thực của văn hóa Việt Nam. Hội nghị văn hóa toàn quốc nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, với mục tiêu: Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Hội nghị cũng có một ý nghĩa quan trọng, mở ra bước ngoặt trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững với khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vậy, phát huy giá trị văn hóa, xây dựng con người mới, hệ văn hoá mới của Việt Nam như thế nào trong giai đoạn hiện nay? GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và PGS -TS Nguyễn Toàn Thắng- Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị quốc gia cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tại Trung tâm phát thanh Quốc gia (58 Quán sứ - Hà Nội), Đài TNVN tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Phát huy sức mạnh văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới”cho phóng viên, biên tập viên viết tin, bài mảng đề tài văn hóa. Buổi nói chuyện do PGS-TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội truyền đạt.
Thời điểm này, nước ta đã bước sang tháng thứ 6 đối phó với dịch COVID-19. Nếu tính từ thời điểm bùng phát đợt dịch thứ tư vào cuối tháng 3 năm nay, so với các đợt dịch trước, đợt dịch này đã để lại những tác động nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tỷ lệ người mắc Covid-19 và tử vong liên tục ở mức cao, đòi hỏi phải có chiến lược chống dịch linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, thậm chí là từng thời điểm. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Chính trong những thời điểm cam go, dưới sự lãnh đạo sáng tạo, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, sự điều hành bao quát, linh hoạt sát với tình hình thực tế của Chính phủ, cùng với quyết tâm cao của các Bộ, ngành, địa phương và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, đã giúp cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tâm dịch phía Nam, cũng như cả nước cơ bản từng bước kiểm soát được dịch bệnh. Nhiều khu vực chịu hậu quả nặng nề nhất đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi.Dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, bởi dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh chóng, bất ngờ, khó đoán định, nhưng cả nước vẫn quyết tâm “CHUNG SỨC- ĐỒNG LÒNG VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH”. Đây cũng là nội dung loạt bài do nhóm phóng viên Ban Thời sự (VOV1) thực hiện. Bài 1 với tiêu đề: Đoàn kết - sức mạnh nội sinh để vượt qua đại dịch.
Đang phát
Live