
- Chung sống an toàn với dịch, cần đảm bảo mục tiêu kép: kiểm soát dịch cùng với khôi phục kinh tế - xã hội.- Vì sao giá thịt lợn vẫn quá đắt đỏ cho dù Chính phủ và các ngành chức năng đã đưa giải pháp để kéo thịt lợn trở về với mức hợp lý?- Chung sống an toàn để phát triển: Người dân, doanh nghiệp sẽ thích ứng ra sao?- Hội sách trực tuyến quốc gia: Tiếp cận mới để lan tỏa xa hơn tình yêu đọc sách.
- Chủ trì phiên họp của Ban điều hành giá Chính phủ, nêu thực tế giá thịt lợn thịt đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều so với giá thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Công an thực hiện mọi biện pháp để giảm giá thịt lợn trong thời gian sớm nhất.- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại.- Hôm nay là Ngày sách Việt Nam. Các cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến hay tìm hiểu kiến thức về dịch bệnh Covid... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.- Đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.- Ireland bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ 39 người Việt tử vong tại Anh hồi tháng 10 năm ngoái.
- 3 ngày liên tiếp, Việt Nam không có thêm ca mắc COVID-19 mới. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có những dấu hiệu khả quan, nhiều địa phương bắt đầu tính tới việc cho học sinh trở lại trường từ tuần sau.- Nhiều địa phương điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.- Khai mạc Hội sách trực tuyến toàn quốc năm 2020. Đây là lần đầu tiên Ngày sách Việt Nam được tổ chức hoàn toàn trên không gian mạng để phòng chống dịch bệnh.- Mỹ tiếp tục là tâm dịch, khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 cao nhất thế giới.- Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya phát động cuộc tấn công quân đội miền Đông, bất chấp dịch Covid 19 diễn biến phức tạp.
- Ngày thứ 3 liên tiếp nước ta không có thêm ca mắc mới Covid-19. Công tác phòng chống dịch bệnh đang cho thấy những tín hiệu rất khả quan, song các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, bởi dịch bệnh sẽ còn kéo dài, không thể tính bằng tuần mà ít nhất là tính bằng tháng.- Bộ Công Thương lên tiếng trước thông tin "phớt lờ" góp ý của Bộ Tài chính về vấn đề xuất khẩu gạo.- Lần đầu tiên khai mạc Hội sách trực tuyến Quốc gia với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".- Mỹ tiếp tục là tâm điểm của đại dịch Covid-19 khi trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 1.900 ca tử vong mới và hiện là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 cao nhất thế giới.- Đêm qua diễn ra buổi trình diễn trực tuyến mang tên “Một thế giới: Cùng nhau ở nhà” quy tụ hơn 100 nghệ sĩ nổi tiếng để gây quỹ hỗ trợ cho đội ngũ nhân viên y tế đang trên tuyến đầu chống dịch.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới, trong đó cấp tỉnh sẽ quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình, thay vì các cơ sở giáo dục như trước đây.- Bước sang sáng ngày thứ 4 liên tiếp, nước ta không ghi nhận ca mắc virus Sars-CoV-2. Ngành y tế thành phố Hà Nội hôm nay tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương chợ đầu mối, nhằm sàng lọc và kịp thời hạn chế lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.- Mỹ bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông, nhằm vào các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và ngang nhiên thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là “hành vi bắt nạt” và gây mất ổn định khu vực.- Bài viết của Đại sứ Na Uy tại Việt Nam với nhan đề: Đoàn kết và Hợp tác quốc tế - Chìa khóa giải quyết khủng hoảng toàn cầu.- Công đoàn y tế Anh dọa đình công vì thiếu đồ bảo hộ cho bác sỹ, trong khi nước này vẫn là quốc gia có số nạn nhân tử vong cao nhất châu Âu với gần 900 ca chỉ riêng ngày hôm qua. Trong khi đó, sức ép với các bệnh viện tại Pháp giữ đà giảm dần và New York lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ ngày 1/4.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Giải pháp kỹ thuật nào giúp sản xuất lúa vượt thách thức trong mùa khô 2020.- Cõng gạo về giúp đồng bào nghèo miền núi Quảng Trị.- Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả.- Sản xuất rau sạch ở hợp tác xã Trung Nghĩa, tỉnh Hưng Yên.
- Vụ Xuân 2020: nguy cơ tăng mạnh sâu bệnh hại lúa.- Cách phòng chống bệnh hại trên cánh đồng nhiều giống lúa khác nhau.- Liên kết trồng rau sạch giúp người dân vượt khó mùa dịch bệnh COVID-19.br>- Vườn Quốc gia Ba Vì làm tốt công tác giữ rừng tận gốc.
- “ATM gạo” – lan tỏa những cách làm “từ thiện” sáng tạo trong dịch bệnh.- Cậu bé 7 tuổi ở Mỹ dành hết tiền tiết kiệm giúp đỡ người già trong dịch Covid-19.- Bedzed - Ngôi làng xanh đầu tiên của Anh.- Giới thiệu về cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Banana Yoshimoto.- Gắn kết và lan tỏa yêu thương từ gian bếp.
Thời điểm này, đa số các hộ tiêu dùng điện đã nhận được thông báo về hóa đơn tiền điện tháng 4. Rất nhiều ý kiến thắc mắc về việc số tiền điện phải trả tăng cao hơn nhiều so với tháng trước, cũng như đặt câu hỏi về chính sách giảm giá điện do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin những ngày gần đây. Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Và khi nào thì người sử dụng điện sẽ được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19? Khách mời là PGS. TS Bùi Xuân Hồi - Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh tế năng lượng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội bàn luận về những nội dung này.
- Vì sao hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao? Khi nào người sử dụng điện được hưởng chính sách giá điện giảm do tác động của dịch Covid-19?- ASEAN đoàn kết để vượt qua dịch bệnh Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh: Kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất khẩu trang giả mạo tên thương nhân, địa chỉ.- Trong tháng 3: Hơn 32.000 tài khoản chứng khoán được mở mới.
Đang phát
Live