- Liên tục cảnh báo về trái phiếu doanh nghiệp. - Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt trên 640 tỷ USD và tiếp tục có xuất siêu - Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo- động lực tăng trưởng sau đại dịch.
Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và các diễn biến phức tạp khó lường do đại dịch Covid-19, để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam sang thị trường khu vực Âu Mỹ, tận dụng các lợi thế về thuế của các Hiệp định Thương mại tự do, tranh thủ cơ hội khi thị trường hồi phục, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ sẽ phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức Hội thảo kết nối doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vụ mùa 2021 sang các thị trường Âu Mỹ. Theo kế hoạch, Hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 12/11/2021 theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, doanh nghiệp được miễn phí tham dự và theo dõi chương trình đăng ký qua đường link: http://bitly.com.vn/utx9xy. Tại Hội thảo, các doanh nghiệp sẽ được giới thiệu về nhu cầu nhập khẩu nông sản, thực phẩm Việt Nam của thị trường Âu Mỹ, những thuận lợi, khó khăn, các vấn đề doanh nghiệp hay gặp phải và khuyến nghị. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ được kết nối giao thương trực tiếp với các nhà nhập khẩu, các hệ thống thu mua phân phối hàng Việt Nam vào hệ thống siệu thị châu Á tại thị trường Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Liên Bang Nga. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 15,8 tỷ USD, tăng 14,4%. Trước đó, tại quý II, mức tăng này chỉ đạt 0,14% so với cùng kỳ năm 2020, còn trong quý I kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng âm. Xuất khẩu nông sản đã phục hồi tăng trường tương đối tích cực kể từ sau quý I. Mặc dù vẫn gặp khó khăn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và các chi phí lưu kho, logistic liên tục tăng, nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu nhóm nông sản sang khu vực châu Âu – châu Mỹ vẫn ghi nhận diễn biến tích cực trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU đang có xu hướng tăng trở lại nhờ kinh tế dần hồi phục sau khi các biện pháp hạn chế và phong tỏa tại nhiều quốc gia đã được nới lỏng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam đã nỗ lực, sáng tạo cùng với sự hỗ trợ năng động từ các cơ quan liên quan và hệ thống Thương vụ ở nước ngoài trong việc tiếp cận thị trường, khai thông các kênh bán hàng mới cho nông sản như thương mại điện tử cũng góp phần làm nên mức tăng trưởng ấn tượng cho một số mặt hàng như rau quả. Trong những tháng tiếp theo, dự kiến tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nông sản sẽ cải thiện rõ nét hơn. Ngoài ra, nhiều loại trái cây chủ lực đã hoặc đang bước vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, trong khi nhiều mặt hàng nông sản tiếp tục được lợi về giá xuất khẩu như hạt tiêu, gạo hay cao su cũng sẽ là những yếu tố làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA hay mới đây nhất là UKVFTA sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” quan trọng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của nhóm hàng này trong thời gian tới.
Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.
Hôm nay, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM (UBMTTQVN TP.HCM) tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh” giai đoạn 2016 – 2020.
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam- Đây là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay (03/11), tại Hà Nội.
Đại dịch Covid-19 khiến xuất hiện rồi lây lan trên diện rộng trong suốt gần 2 năm qua đã khiến cho khoảng ba phần tư startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng, và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam. Cùng lắng nghe chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty WaveEX Việt Nam và ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Nhà sáng lập trang web nổi tiếng WikiLeaks Julian Assange có thể sẽ được đưa về Australia để thụ án nếu như ông bị phía Mỹ kết tội.
Trong phần đầu loạt bài “Bản lĩnh trong đại dịch”, Đài TNVN đã đề cập những chủ trương, quyết sách thống nhất xuyên suốt, kiên quyết, linh hoạt của Đảng để chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai sáng tạo, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến thời điểm này, trải qua 4 đợt chống dịch, đặc biệt là làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 với diễn biến nhanh, phức tạp, nguy hiểm, khó lường của biến chủng Delta, đã trở thành phép thử, thước đo để đánh giá cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu. Qua thực tế triển khai công tác đối phó với dịch ở các địa phương thời gian qua cho thấy, bản lĩnh của người đứng đầu cấp ủy đã góp phần tạo nên và nhân rộng những “vùng xanh” an toàn vững chắc, kể cả nơi tâm dịch. Như những rặng tre bám chặt vào đất quê hương, bám sát thực tiễn, gần dân, vì dân, những cán bộ, đảng viên giữ vị trí chủ chốt ở những nơi có dịch phải cứng mới đứng được đầu gió. Đây cũng là nội dung bài 2 trong loạt bài “Bản lĩnh trong đại dịch”.
Khéo tay, vẽ đẹp, hát hay, múa giỏi… nhưng thầy Nguyễn Hữu Quyết lại không theo đuổi con đường nghệ thuật, mà quyết định chọn nghề giáo. Ngay từ khi học Đại học Sư phạm Hà Nội, chàng sinh viên khi ấy đã đem khả năng đó vào việc sáng tạo các đồ dùng học tập, thiết bị giảng dạy từ các loại rác thải tái chế. Nhặt nhạnh, gom góp, hoặc xin lại ở các quán nước vỉa hè quanh trường,. rất nhiều rác phế liệu đã được đôi tay khéo léo của thầy Quyết “biến hóa” thành bản đồ Việt Nam, bản đồ Thế giới, chùa Một cột, cầu Thê Húc, chậu cây, cốc cắm hoa khô... Sau khi tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Sư phạm Hà Nội đợt 1 năm 2020 (chỉ sau 3,5 năm học tập), thầy Nguyễn Hữu Quyết đã về trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) giảng dạy môn Giáo dục công dân. Trong tổ bộ môn này, thầy Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn đã cùng nhau sáng tạo thêm những đồ dùng giảng dạy từ rác thải tái chế. Mới đây, đề tài “Bảo tàng mini” do thầy Nguyễn Hữu Quyết làm chủ nhiệm, cùng thầy Nguyễn Anh Tuấn, cô Hà Thị Huyền và sinh viên Nguyễn Văn Thanh (trường Đại học Văn hoá Hà Nội) đã đạt giải Nhì cuộc thi Thanh niên sáng tạo vì khí hậu năm 2021. Thầy Nguyễn Hữu Quyết và thầy Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ về sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải tái chế, qua mô hình “Bảo tảng mini” này.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa 15 đã kết thúc tuần làm việc đầu tiên. Quốc hội đã thể tinh thần hành động, khát khao đổi mới, chủ động vào cuộc cùng Chính phủ, cùng cả nước ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh. Với 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Chính phủ nêu ra, cử tri và nhân dân mong đợi những quyết sách quan trọng sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, sớm phục hồi, phát triển KTXH. Cũng trong tuần làm việc, 4 Dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù được kỳ vọng tạo sự bứt phá cho 4 tỉnh và sẽ là đòn bẩy tạo sự lan tỏa tác động tới các vùng kinh tế chung của cả nước.
Đang phát
Live