- Phá rừng, chiếm đất tràn lan tại Đắk Lắk: Xử lý chưa nghiêm - Gỡ khó tiêu thụ trái cây tại Tiền Giang - Phần cuối Chương trình là mục Tìm hiểu biển đảo Việt Nam
Như chúng tôi đã thông tin, tình trạng phá rừng tại tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra rất phức tạp. 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh xảy ra đến 650 vụ phá rừng, xâm lấn đất lâm nghiệp. Nếu so sánh với số liệu 1329 vụ vi phạm lâm luật trên phạm vi cả nước trong 6 tháng đầu năm được Tổng cục Lâm nghiệp công bố, số vụ vi phạm tại Đắk Lắk đã chiếm tới gần một nửa. Tình trạng phá rừng, chiếm đất tại Đắk Lắk đang rất đáng báo động, nhiều điểm nóng phá rừng kéo dài nhưng xử lý chưa triệt để.
Khu bảo tồn thiên nhiên An Toàn có diện tích 22.500 hecta thuộc địa bàn xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Những cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái đa dạng được lực lượng chức năng và đồng bào Ba Na phối hợp bảo vệ nghiêm ngặt bởi rừng là “lá phổi xanh”của đồng bào.
Từ 0 giờ sáng 13-7, các nhà hàng, tiệm cắt tóc, gội đầu tại Hà Nội dừng hoạt động.- Xuất hiện giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 giả mạo Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng.- Nạn phá rừng tại Đắk Lắk đang có diễn biến rất phức tạp, chiếm 1 nửa số vụ vi phạm trên cả nước 6 tháng qua.- Châu Âu tung kế hoạch đối trọng với sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các nước không nên sử dụng kết hợp các loại vaccine phòng Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau.
Ở các cánh rừng của huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang vào mùa ươi sai quả. Theo chu kỳ 4 năm một lần, cây ươi mới ra quả. Vì có giá trị kinh tế cao nên nhiều người dân vào rừng để thu nhặt quả ươi đem về bán. Tuy nhiên, không ít người bất chấp, sẵn sàng đốn hạ cây nhằm thu nhặt quả ươi nhanh hơn. Để bảo vệ rừng ươi và hệ sinh thái, những ngày này, các lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng tổ chức canh giữ, ngăn chặn người vào rừng khai thác quả ươi theo hình thức đốn hạ cây.
- ASEAN gấp rút xây dựng cơ sở chung cho phát triển và bảo vệ đa dạng sinh học - Dự án gắn bảo vệ rừng với chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân Indonesia
Sau một tuần nắng nóng kỷ lục, Mỹ và Canada tiếp tục phải đương đầu với nạn cháy rừng. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan không chỉ tại Mỹ hay Canada mà còn nhiều nơi trên thế giới. Theo các nhà hoạt động môi trường, nếu các nhà hoạch định chính sách không có hành động ngay lập tức, mục tiêu giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền Công nghiệp sẽ ngày càng trở nên xa vời.
- Nắng nóng gay gắt, liên tiếp xảy ra cháy rừng - Hiệu quả chính sách chi trả môi trường rừng ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái - Mất an toàn hồ đập ở Đắk Lắk: Những quả bom nước chực chờ gây họa - Để các sản phẩm OCOP không phải lo đầu ra
Thời gian qua có thông tin về việc 17ha rừng, ở tiểu khu 726, thuộc địa bàn xã biên giới Ia Dal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum bị người dân triệt hạ lấy đất sản xuất nông nghiệp và gần đây sự việc mới được xem xét. Điều đáng nói, trong quá trình xử lý vụ việc xuất hiện nhiều tình tiết bất ngờ, như diện tích bị phá không phải là rừng cùng những mập mờ về đơn vị quản lý diện tích này.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO, Việt Nam từng là nước có tỷ lệ đất rừng và trữ lượng gỗ bình quân đầu người thấp nhất trên thế giới nhưng trong những thập kỷ gần đây, nước ta đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2020 lên tới 42%. Tuyên Quang là tỉnh nằm trong tốp 3 địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng với tỷ lệ che phủ trên 65%. Để đạt được kết quả đó, không thể không kể đến công sức của những cán bộ, công chức ngành kiểm lâm.
Đang phát
Live