Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống hợp chúng quốc Hoa Kỳ Giô-bai-đừn thăm cấp nhà nước Việt Nam theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.-Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị định kỳ tổ chức Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" để lắng nghe, giải quyết những nguyện vọng, kiến nghị của trẻ em cả nước. -Sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào tạo nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào mối quan hệ hợp tác Lào – Việt Nam. -Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Phó giao sư, tiến sỹ Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về khắc phục tình trạng cán bộ, công chức né tránh, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ.-HNCC Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 bế mạc -Số người thiệt mạng do động đất tại Ma-rốc đã vượt quá con số 2.000 người.
Tỉnh Bình Định hiện còn một số vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa có điện lưới quốc gia. Tỉnh này đang tập trung đưa điện về, phấn đấu đến năm 2025, tất cả những bản làng vùng sâu, vùng xa cuối cùng đều có điện.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa bão năm 2023 dự báo có khoảng 11-13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển, trong đó có 4-7 cơn tác động đến đất liền nước ta. Cả nước đã chứng kiến 2 cơn bão/ áp thấp, hoàn lưu bão để lại mưa lũ, sạt trượt rất lớn ở nhiều địa phương. Đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão là vô cùng quan trọng. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Đảm bảo an toàn điện và an toàn khu vực hạ du thủy điện trong mùa mưa bão năm 2023” với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Hồng Long - Ủy viên thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban An toàn - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Từ năm 2018, Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã đầu tư ứng dụng thiết bị bay UAV trong công tác vận hành, kiểm tra lưới điện cao áp, đặc biệt tại các cung đường đồi núi cao, hiểm trở, công nhân vận hành khó tiếp cận trực tiếp các vị trí cột trụ - như hệ thống lưới điện truyền tải khu vực miền Trung, Tây Nguyên do Công ty Truyền tải Điện 2 quản lý. Với các lợi ích mang lại sau 5 năm ứng dụng UAV, các đơn vị truyền tải điện trong toàn EVNNPT đang hướng đến việc ứng dụng toàn diện UAV vào công tác quản lý, đầu tư, vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Trong động thái nhằm cởi mở thông tin, thúc đẩy việc thảo luận công khai về các chính sách quan trọng, cơ quan tình báo New Zealand lần đầu công bố đánh giá về mối đe dọa quốc gia.
Chiều 17/8, cho ý kiến vào báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về "Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc chậm giải ngân 3 chương trình mục tiêu quốc gia gây lãng phí về nguồn lực.
Ngày 15/8/2023, VinFast đã rung chuông ra mắt trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ, chính thức trở thành công ty niêm yết đại chúng có tầm vóc toàn cầu và là thương hiệu Việt có giá trị vốn hoá lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ tính đến thời điểm hiện tại - với mức định giá của VinFast lên tới 85 tỷ USD tại đây. Cũng trong ngày 15/8, Brand Finance - Tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới (có trụ sở tại Luân-đôn, Anh) đã ghi nhận năm 2023 giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022.
Ngày 12/8 tới đây, du khách và người dân ở Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cũng như khán thính giả trong cả nước sẽ được thưởng thức chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Đến thời điểm này, chương trình đang gấp rút triển khai những khâu cuối cùng để gửi tới công chúng nhiều cung bậc cảm xúc, hứa hẹn mở ra một không gian biển đặc biệt - nơi gặp gỡ, giao lưu của những người con yêu biển, cùng khát vọng vươn khơi bám biển và góp phần xây dựng quốc gia mạnh giàu từ biển. Phóng viên Kim Thanh có bài viết “Mạnh giàu từ biển quê hương-Khát vọng xây dựng quốc gia giàu từ biển”.
Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2023 đã chính thức bế mạc. 188 em nhỏ đại diện cho hơn 25 triệu trẻ em trên khắp cả nước đã cùng nhau thảo luận, đưa ra các thông điệp, kiến nghị phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, an toàn trên môi trường mạng…Đặc biệt, vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ trên môi trường mạng nhận được sự quan tâm rất lớn bởi hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta đang tiếp cận thiết bị kết nối Internet, trong đó, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi. Học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân là hoạt động chính của trẻ khi sử dụng điện thoại. Cần hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet như thế nào cho hợp lý, an toàn? Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live