Tiếp tục chương trình phiên họp giữa 2 Đợt của Kỳ họp thứ 6, sáng nay, Ủy ban TVQH nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Căn cước và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề "Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận Quảng Ninh có thêm 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là: Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soong Cọ của người Sán Chỉ; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Co của người Sán Dìu; Lễ hội đình Đầm Hà ( huyện Đầm Hà); Lễ hội đình Vạn Ninh (TP Móng Cái) và Lễ hội Xuống đồng (phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên).
Năm 2023, tỉnh Quảng Nam được phân bổ gần 1.227 tỷ đồng thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (kể cả vốn năm 2022 chuyển sang). Đến ngày 31/10/2023, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 310 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch năm, vốn sự nghiệp giải ngân gần 5 tỷ đồng, gần 10% kế hoạch. Tỉnh Quảng Nam làm gì để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. PV Đài TNVN tại miền Trung phỏng vấn ông Hà Ra Diêu, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Để đạt mục tiếu đến năm 2030 lọt vào top 5 thế giới về thiết kế vi mạch điện tử, Việt Nam cần tới 50.000 kĩ sư chuyên gia, nhưng hiện nay, con số này mới chỉ đạt 10%.- Những ngày này, các khu dân cư ở vùng cao biên giới tỉnh Quảng Nam rộn ràng không khí Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.- Tuyên phạt 18 án tử hình trong đường dây vận chuyển, mua bán hơn 200kg ma túy xuyên quốc gia.- Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố sẽ mở rộng ngân sách hàng năm lên 5.000 tỷ uôn, để trợ cấp cho nông nghiệp, nhằm ổn định thu nhập cho nông dân.- Bốn cảng biển tại Australia phải đóng cửa vì bị tấn công mạng.
Trong bối cảnh đan xen nhiều thách thức toàn cầu, cần phát huy mọi nguồn lực của đất nước và xác định nữ giới cũng là chủ thể quan trọng, có tác động tới cuộc sống của mỗi gia đình và cả xã hội. Đây là nhận định chung được đưa ra tại “Hội thảo tham vấn quốc gia về xây dựng chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hoà bình và an ninh” do Bộ ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc tổ chức hôm nay nay tại Hà Nội.
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 kết hợp Lễ Khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, chiều nay (29/10), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức Hội nghị cấp cao về công nghiệp bán dẫn Việt Nam, có sự tham gia của hàng nghìn đại biểu là đại diện cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ và các chuyên gia quan tâm ngành bán dẫn. Tại Hội nghị, các chuyên gia đã nêu bật những cơ hội, thách thức, khẳng định “Việt Nam là điểm đến triển vọng cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu”. Ghi nhận của phóng viên Thu Trang tại sự kiện:
Bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, mỗi năm cướp đi gần 20 triệu sinh mạng, chiếm 1/3 số trường hợp tử vong trên toàn cầu. Một thực tế đáng lo ngại nữa là, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp (chiếm 75% tổng số ca tử vong), trong đó có Việt Nam và các quốc gia khác thuộc khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Trước thực tế này, Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 2 đến 5/11 tới, với chủ đề: "Giao thoa tim mạch: Thách thức và Cơ hội"
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, mở ra kỳ vọng lớn về đổi mới sáng tạo của Việt Nam.- Quảng Ninh đón 2 tàu biển cao cấp với gần 1200 khách quốc tế thăm Vịnh Hạ Long; còn đảo Phú Quốc cũng lần đầu tiên đón đoàn du khách Cộng hòa Séc tới nghỉ dưỡng tại đây.
Tỉnh Bắc Kạn có nguy cơ phải "trả" lại Trung ương hàng trăm tỉ đồng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi do không thể giải ngân trong năm nay. Một trong những nguyên nhân được xác định là do năng lực triển khai dự án của các địa phương còn nhiều hạn chế.
Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đối mặt với nhiều thách thức khi các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu dẫn đến phải nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Khả năng thiếu điện cả trong trước mắt và lâu dài là nguy cơ hiện hữu. Tại các Quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đều nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng, sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo điện. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với hiện thực hoá mục tiêu cam kết Netzero và những nhiệm vụ đặt ra tại các Quy hoạch này - là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của vị khách mời là ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh (Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
Đang phát
Live