Chiều ngày (7/8) 309 công dân Việt Nam từ Singapore về nước đã hạ cánh toàn tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ. Sau khi kiểm tra y tế, làm thủ tục nhập cảnh, tất cả công dân được Bộ tư lệnh Quân khu 9 bố trí phương tiện đưa về khu cách ly tại TP. Cần Thơ, Hậu Giang, và Đồng Tháp. Tin của phóng viên Phạm Hải.
Nước ta ngày càng hội nhập quốc tế sâu, rộng, việc ban hành Luật Thỏa thuận quốc tế là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý toàn diện, đầy đủ và vững chắc hơn để thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế. Xuất phát từ quan điểm đó, dự thảo Luật Thỏa thuận quốc tế đã mở rộng phạm vi chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế, trong đó mở rộng đến cấp đơn vị trực thuộc, nhằm phù hợp với nhu cầu thực tiễn về hợp tác quốc tế hiện nay. Tại phiên họp 46 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào dự thảo luật, vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý thảo luận là có nên mở rộng chủ thể ký kết thoả thuận quốc tế đến UBND cấp huyện, UBND cấp xã hay không và trách nhiệm pháp lý được đặt ra như thế nào đối với các thỏa thuận quốc tế?
- Làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu địa phương phải bàn giao mặt bằng 1.800 ha giai đoạn 1 sân bay quốc tế Long Thành vào tháng 10 tới.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công tại Quảng Nam.- Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia dự báo tăng trưởng GDP cả năm nay có thể đạt mức 3,8%. Trong khi đó, giá vàng hôm nay lập lỷ lục cao nhất trong lịch sử nước ta, khi vượt mức 51 triệu rưỡi đồng một lượng.- Các tỉnh miền núi phía Bắc hứng chịu lũ lớn. Hà Giang là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất với 5 người chết, nhiều nơi ngập sâu hơn một mét.- Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận về Quỹ phục hồi kinh tế hậu đại dịch, trị giá 750 tỷ Euro.- Ngoại trưởng Mỹ hôm nay bắt đầu thăm chính thức Anh, trong bối cảnh 2 nước ngày càng có tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, đặc biệt là về Trung Quốc.- Cuộc chạy đua với thời gian nhằm phát triển vắc-xin phòng Covid-19 đang bước vào giai đoạn nước rút, với nhiều bước tiến khả quan.
Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng có nhu cầu gửi và nhận tiền từ nước ngoài, nhiều người đã tìm đến dịch vụ chuyển tiền của các ngân hàng để đảm bảo cho giao dịch của mình thông suốt. Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiền và nhận tiền thông qua mạng lưới các ngân hàng trên toàn thế giới. Do cách thức chuyển khoản trực tiếp, không qua trung gian, khách hàng có thể yên tâm về độ bảo mật, an toàn cũng như sự thuận tiện của phương thức này. Bà Đinh Thu Hương, giám đốc khối thanh toán, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Lienvietpostbank sẽ tư vấn về nội dung này.
Thông báo mới đây của Cục thực thi pháp luật về Nhập cư và Hải quan Mỹ liên quan đến du học sinh khi có thể sẽ phải rời nước này hoặc có thể gặp rủi ro bị trục xuất nếu các trường đại học tại đây chuyển sang chỉ học trực tuyến, đã khiến nhiều sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Việt Nam lo lắng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã đưa ra khuyến cáo đối với sinh viên Việt Nam hiện đang học tập, nghiên cứu và sinh sống tại nước này. BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Không chỉ bản thân các sinh viên và gia đình mà cả các trường đại học Mỹ, nơi có hơn 1 triệu sinh viên quốc tế theo học cũng rất quan tâm tới vấn đề này. Tiếp bước trường Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts, trường Đại học California vừa công bố kế hoạch kiện chính phủ liên bang về những quy định này, trong khi nhiều trường đại học khác cố gắng tìm cách để hỗ trợ các sinh viên quốc tiếp tục ở lại Mỹ.
- "Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam vẫn thiếu khách quan và phiến diện” đi ngược lại quan hệ giữa hai nước đang ở trong giai đoạn tốt đẹp.- Kích cầu nội địa: Giải pháp chiếm lĩnh thị trường sau dịch Covid-19.- Luật Thư viện chính thức có hiệu lực: Dấu mốc quan trọng chấn hưng văn hóa đọc.- Thiếu liên kết giữa các không gian sáng tạo Hà Nội.
Cục Hàng không vừa có đề xuất khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế từ cuối tháng 7 này theo mô hình "di chuyển nội khối" giữa các nước an toàn sau dịch Covid-19. Đường bay quốc tế cũng có thể mở đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có ca lây nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục. Mở cửa là việc tất yếu phải thực hiện để phục hồi nền kinh tế. Vấn đề là thời điểm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu Việt Nam mở cửa muộn sẽ đánh mất cơ hội. Tuy nhiên, nếu mở cửa mà không kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ đối mặt với việc dịch bệnh tái phát.
- Những lưu ý nhìn từ thực tế tăng trưởng kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2020.- Cẩn trọng “mở cửa” bầu trời!- Còn cơ hội nào cho vấn đề hòa bình Trung Đông?”.- Ngành ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn với giá rẻ cho nền kinh tế.- Vì sao rừng cháy hết, lửa mới được dập tắt”?
Cục Hàng không vừa có đề xuất khôi phục dần các chuyến bay thương mại quốc tế từ cuối tháng 7 theo mô hình di chuyển nội khối giữa các nước an toàn sau dịch Covid-19. Đường bay quốc tế cũng có thể mở đến các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có ca lây nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng trong 30 ngày liên tục. Mở cửa đón khách quốc tế là việc tất yếu phải thực hiện để phục hồi thị trường du lịch và hàng không, nhưng vấn đề là thời điểm nào được cho là hợp lý? Nhiều ý kiến cho rằng nếu Việt Nam mở cửa muộn thì sẽ đánh mất cơ hội, tuy nhiên nếu mở cửa mà không kiểm soát tốt thì sẽ có nguy cơ đối mặt với dịch bệnh tái phát. Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, biên tập viên Minh Châu có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.
Đang phát
Live