VOV1 - Ngày 19/5, những chuyến hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên đã được chuyển vào Gaza sau gần 3 tháng bị quân đội Israel ngăn chặn. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, lượng hàng vào được Gaza là quá ít, khiến nhiều quốc gia phương Tây yêu cầu Israel phải lập tức dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa.
Tiếp tục gia tăng sức ép với Nga trong vấn đề Ucraina, Mỹ và Liên minh châu Âu đang tiếp tục áp đặt thêm trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng- một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Nga. Nga cũng ngay lập tức ra tuyên bố trả đũa. Thực tế này một lần nữa cho thấy, xung đột Nga – phương Tây vẫn chưa có hồi kết.
Tại cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại Căn cứ không quân Ramstein của Đức, các nước phương Tây đã cam kết cấp thêm lượng vũ khí lớn, tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD cho Ukraine, với hy vọng giúp nước này có được ưu thế trên chiến trường và một vị thế tốt trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp nhậm chức, với những lo ngại từ đồng minh về sự hỗ trợ của cường quốc số 1 cho Ukraine sẽ sụt giảm.
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ucraina. Đây là lần đầu tiên G7 tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực quốc phòng. Tham dự hội nghị ngoài các thành viên của nhóm G7, còn có sự tham dự của các đại diện Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga-Ucraina chưa có dấu hiệu dừng lại, hội nghị lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước G7 cho thấy những lo ngại gì của phương Tây trước những thách toàn cầu? Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích những nội dung đáng chú ý tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của nhóm G7.
Nhiều nước phương Tây đang “đứng ngồi, không yên” khi mới đây Tổng thống Nga Putin tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân của nước này. Tuyên bố được coi là thông điệp “cứng rắn” của Nga gửi các nước phương Tây đang hỗ trợ Ukraine tấn công lãnh thổ Nga.
G7 và Liên minh châu Âu đang xem xét thêm các đề xuất mới liên quan đến tài sản Nga bị phong tỏa, tìm cách chuyển số tiền lãi từ số tài sản này cho Ukraine sớm nhất. Trước những động thái của phương Tây, Nga nhiều lần đưa ra các cảnh báo về hậu quả, đồng thời có bước đi chuẩn bị ứng phó đầu tiên.
Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với các nước phương Tây đang có xu hướng leo thang đáng ngại với loạt động thái, phát ngôn cứng rắn từ hai bên. Trong khi Nga triệu tập Đại sứ Anh và Pháp để phản đối những phát biểu làm gia tăng căng thẳng xung đột tại Ucraina, thì Đức cũng đã triệu hồi Đại sứ nước này ở Nga về nước liên quan đến chiến dịch tấn công gián điệp qua mạng. Mặc dù những phát biểu công kích, trục xuất ngoại giao lẫn nhau hay cấm vận kinh tế khiến quan hệ giữa Nga và phương Tây ngày càng diễn tiến theo chiều hướng xấu, nhưng bất chấp điều này, Nga cũng đã nhiều lần khẳng định, luôn muốn đối thoại với các nước phương Tây trên cơ sở bình đẳng. Và trong lễ tuyên thệ nhậm chức hồi giữa tuần này, Tổng thống Nga Putin đã một lần nữa nhắc lại điều này. Vậy, trong nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Putin sẽ có những ưu tiên gì trong chính sách đối ngoại và những cải cách này tác động thế nào tới phương Tây?
Liên minh châu Âu (EU), NATO và nhiều nước thành viên hôm qua (03/5) đồng loạt chì trích Nga hỗ trợ nhóm tin tặc APT28 thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào nhiều cơ quan nhà nước tại châu Âu trong bối cảnh cuộc bầu cử châu Âu chuẩn bị diễn ra vào tháng 6 tới.
Hôm qua (2/5), trong chuyến thăm Ukraine, Ngoại trưởng Anh David Cameron khẳng định Anh sẽ hỗ trợ Ukraine gói quân sự hàng năm lên đến 3 tỷ bảng Anh (tương đương hơn 3,7 tỷ USD). Trước Anh thì Mỹ, Đức cũng như nhiều thành viên khác của NATO tuyên bố sẽ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine. Động thái này vấp phải sự phản ứng mạnh từ Nga.
Những ngày qua, vụ rò rỉ băng ghi âm của giới chức quân sự Đức đang là tâm điểm dư luận tại châu Âu. Trong lúc tính xác thực của đoạn băng đang được điều tra làm rõ thì các bên đang liên tục cáo buộc, chỉ trích lẫn nhau. Thực hư câu chuyện này ra sao? Liệu sự cố này sẽ tác động ra sao trong bối cảnh các cuộc tranh luận về việc viện trợ cho Ukraine đang nóng lên ở châu Âu với nhiều quan điểm khác biệt. Góc nhìn của PV Thu Hà - Thường trú tại Nga và PV Anh Tuấn tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Đang phát
Live