VOV1 - Những món đồ tưởng chừng không giá trị, khi được trao cơ hội "tái sinh" sẽ trở thành nguồn tài nguyên mới. Đó là câu chuyện của Tagom – một dự án môi trường do nhóm bạn trẻ tâm huyết sáng lập, đồng hành cùng người dân phân loại và tái chế rác, góp phần xây dựng một lối sống xanh và bền vững.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, chậm nhất là ngày 31/12 năm nay, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện phân loại. Đến thời điểm đó, nếu không thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 45 của Chính phủ. Để hiện thực hoá mục tiêu này, các tỉnh thành phố trong cả nước đã và đang ban hành Quy định chi tiết quản lý về nội dung này.
Để tạo cơ sở cho các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, tháng 9 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, công tác phân loại tại nguồn vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vậy lộ trình từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải và xử phạt hành chính liệu có khả thi; thách thức nào cho các địa phương để có thể đảm bảo tiến độ? Dòng chảy sự kiện hôm nay, chúng tôi kết nối với vị khách mời là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam để cùng bàn luận vấn đề này.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chậm nhất đến ngày 31/12/2024, các hộ gia đình, cá nhân phải phân loại rác thải sinh hoạt từ đầu nguồn nếu không sẽ bị xử phạt từ 500 nghìn tới 1 triệu đồng. Đây là 1 trong những quy định mới tại Nghị định 45 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường có hiệu lực từ tháng 8 vừa qua.
Dự kiến tháng 9 này, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Thời gian qua, công tác phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ. Theo lộ trình, từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn? Cần có lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam
Thời gian qua, việc phân loại chất thải tại nguồn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nhiều địa phương đã tích cực xây dựng các chương trình, dự án về phân loại rác tại nguồn. Tuy nhiên, việc phân loại tại nguồn chưa đạt được kết quả cao do các chương trình phân loại rác tại nguồn ở các địa phương phần lớn chỉ mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa quyết liệt. Mặt khác, nhiều địa phương chưa có thiết bị, phương tiện thu gom riêng đối với từng loại chất thải được phân loại.Mới đây, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh thông tin: Dự kiến tháng 9 năm nay, Bộ TNMT sẽ ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Đây là cơ sở để các địa phương triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2024. Vậy lộ trình từ năm 2025 bắt đầu thực hiện phân loại rác thải - thời gian chỉ còn hơn 1 năm, liệu có đủ để thực hiện kế hoạch đúng thời hạn Luật định? Cần có những kế hoạch, lộ trình và đầu tư đồng bộ ra sao? PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cùng bàn luận vấn đề này.
Đang phát
Live