Xuất khẩu gạo và bài toán đảm bảo an ninh lương thực.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Giong buồm ra biển.- Những đảng viên người Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam luôn đi đầu trong phát triển kinh tế và giúp nhiều đồng bào thoát nghèo.- Chuyến công du khẳng định tầm nhìn mới của Nhật Bản: Phía Nam toàn cầu.
Ý kiến của Bộ Công Thương tại “Báo cáo về xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam” gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7 vừa qua đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều - khi Bộ này cho rằng: “không cần ban hành cơ chế khuyến khích để lắp đặt điện mặt trời mái nhà”. Vì chỉ cần khoảng 12,5% nhà dân trên cả nước, mỗi gia đình lắp đặt 01kW trong năm 2023 là đã hoàn thành mục tiêu tăng thêm về cơ cấu nguồn điện mặt trời mái nhà (khoảng 2.600MW) cho cả kỳ Quy hoạch (năm 2021-2030) được đặt ra trong Quy hoạch điện 8…”. Từ thực tế những vướng mắc trong việc phát triển ĐMTMN thời gian qua cho thấy, cùng với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, vẫn cần những cơ chế ưu đãi đủ mạnh mới khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc - nơi đang thiếu hụt nguồn cung điện lớn trong các thời gian cao điểm mùa khô.
Quy hoạch tỉnh Long An đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tỉnh Long An tin rằng, đây sẽ là nền tảng để thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
“Quy định 114 - tăng cường tính minh bạch trong công tác cán bộ”. Kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.- "Ngoại giao ngũ cốc” của Nga ở châu Phi - Một mũi tên trúng hai đích.- Giải pháp nào khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp?- Thực tế triển khai các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.- Chưa có nhiều hỗ trợ đặc biệt - Người khuyết tật tại Venezuela gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhằm khai thác, phát huy tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đang triển khai thí điểm nhiều mô hình tham quan, mua sắm, giải trí phục vụ du khách và người dân địa phương.
Tại Hà Nội, báo Đầu tư vừa tổ chức Hội thảo “Triển khai Nghị Quyết 29: Tiếp cận mới trong phát triển ngành y dược”. Tham dự hội thảo có khoảng 200 đại biểu đến từ các Bộ ngành, các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Trung Quốc hiện đang phát triển máy tạo nhịp não thông minh, nhằm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc chứng Parkinson tốt hơn. Đây được xem là phiên bản hiện đại và hiệu quả nhất của thiết bị y tế này, hỗ trợ đưa ra chẩn đoán và phương thức điều trị chính xác.
“Việt Nam là điểm sáng trong câu chuyện về phát triển kinh tế trong những năm qua”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong buổi gặp mặt với báo giới hôm nay, nhân chuyến thăm tới Việt Nam. Bà Yellen cũng chia sẻ về các nỗ lực thúc đẩy hợp tác của Mỹ với Việt Nam và khu vực trong đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi sau khủng hoảng của thế giới.
Bản sắc văn hóa của các vùng miền, các dân tộc chính là điều tạo nên sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để các giá trị di sản văn hóa truyền thống không bị mai một, vấn đề bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa đi đôi với phát triển du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi vấn đề này được triển khai tốt sẽ tạo nên bản sắc riêng có của từng vùng miền, góp phần tạo dấu ấn của từng điểm đến tại các địa phương. Vậy cần làm gì để có sự kết nối hài hòa giữa vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống với phát triển du lịch? Tiến sỹ Lê Văn Minh – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cùng bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live