Ngày 2/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025. Với mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, bao trùm và phát triển bền vững. Vậy trước một quyết sách lớn, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn cần làm gì để đạt hiệu quả? “Đánh thức tiềm năng du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn. - Khách mời: PGS TS Dương Văn Sáu - Nguyên Trưởng Khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa, Hà Nội - Ông Đặng Trọng Tấn - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nông Thịnh, Giám đốc Khu du lịch Hòn Mát, tại Nghệ An.
Tinh thần thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới của cán bộ và cộng đồng người dân nông thôn tại Sóc Trăng ngày càng lan tỏa, qua đó đã góp phần thực hiện hiệu quả các tiêu chí về hộ văn hóa nông thôn mới, ấp văn hoá nông thôn mới, tuyến đường nông thôn mới kiểu mẫu, hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung có giá trị kinh tế cao, thu nhập và điều kiện sống của người dân nông thôn tiếp tục nâng cao.
Tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân là cơ sở để tạo nguồn lực thực hiện các mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá để làm giàu thêm đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư khu vực nông thôn. Đặc biệt, nhiều giá trị văn hoá của cộng đồng các tộc người thiểu số có thể được khai thác, phát triển thành các sản phẩm du lịch nông thôn đặc sắc.
Từ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, đến nay, Hà Nội trở thành một trong những tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới.
Lai Châu là tỉnh biên giới khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và người dân, đến hết năm 2022, địa phương đã có 39/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiều huyện đặt mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới ngay trong nhiệm kỳ này. Tuy nhiên, qua rà soát các tiêu chí theo Quyết định số 1285 mà tỉnh này mới ban hành, thì nhiều xã đã được công nhận đạt chuẩn đang có nguy cơ "rớt" chuẩn.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long ruột đỏ ở miền Bắc - Khai thác lợi thế văn hóa hút khách về bản làng Lai Châu - Chuyên mục Khuyến nông đồng hành với nông dân: Chăn nuôi tuần hoàn, hướng đi bền vững cho nông dân.
Các hoạt động du lịch khởi sắc tại nhiều địa phương ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ dài 4 ngày. Riêng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón gần 130 nghìn lượt khách trong ngày hôm nay, tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm ngoái.- Hà Tĩnh tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, sau khi trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước trong xây dựng nông thôn mới.- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc nhất trí với sáng kiến của Indonesia - quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN - nhằm đẩy nhanh đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông.- Cơ quan khí tượng thủy văn Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nâng cảnh báo lên mức cao nhất (cấp 10) vì bão Saola. Còn tỉnh Quảng Đông đã sơ tán hơn 460 nghìn người
- Những nông dân tri thức nuôi khát vọng mùa vàng- Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới- Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản an toàn dịch bệnh ở Phú Thọ
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là chính sách lớn, nhân văn nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực. Đây là nội dung cần được đánh giá nghiêm túc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, việc cung cấp nước sinh hoạt cho vùng miền núi, đặc biệt là tới đồng bào dân tộc thiểu số là một trong số tiêu chí được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Thời gian qua, các cấp, các ngành ở tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều giải pháp, quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu 98% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2025.
Đang phát
Live