Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những khu vực trọng điểm mà chính phủ Australia đã và đang quan tâm hỗ trợ, đồng hành cùng người dân Việt Nam để phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR), 30 năm qua, chính phủ nước này đầu tư 243 dự án cho Việt Nam với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô-la Australia, trong đó có ĐBSCL. Nhân chuyến thăm các dự án mà Australia đang hỗ trợ tại khu vực trọng điểm này, PV Đài TNVN có cuộc phỏng vấn ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam về một số dự án nổi bật tại đây cũng như triển vọng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
Dựa trên những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, những năm gần đây loại hình du lịch nông nghiệp đang phát triển mạnh ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Qua mối liên kết giữa du lịch và nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993, trong suốt 30 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã đồng hành và sát cánh cùng ngành nông nghiệp Việt Nam. Con số 243 dự án với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô Úc đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của chính phủ Australia dành cho Việt Nam. Đây cũng là những thành tựu ý nghĩa nhân dịp hai nước Việt Nam - Australia kỷ niệm tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững - Đồng Nai: Giá gia súc xuống thấp khiến người chăn nuôi điêu đứng - Lão nông 20 năm trồng rừng bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện vai trò vô cùng to lớn đối với phát triển kinh tế và ổn định xã hội, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn như dịch bệnh, thiên tai. Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên; đầu vào sản xuất phụ thuộc vào thị trường nhập khẩu; công tác bảo quản chế biến kém phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn cao; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, thị trường bất ổn. Phát triển bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay của nền nông nghiệp Việt Nam. Vậy hướng đi nào sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam xây dựng nền sản xuất hàng hóa nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tác hại đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là nội dung của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Nông nghiệp bền vững: Thực tiễn và giải pháp phát triển". Các vị khách mời tham gia chương trình: 1. Tiến sỹ Hoàng Thị Thu Duyến, Giảng viên chương trình Nông nghiệp và Biến đổi khí hậu Đại học Việt Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Bang, Giám đốc Khoa học ứng dụng về giải pháp kỹ nghệ, cố vấn trưởng dự án Nông nghiệp hiện đại, bền vững Afotech Việt Nam. 3. Ông Vũ Đình Mười, chủ tịch HĐQT Công ty CP Mộc Linh Việt Nam.
- Vượt khó khăn – Xuất khẩu nông sản phấn đấu đạt tăng trưởng cao - Để thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trong dịp Tết - Bắc Giang: Quyết liệt phòng chống cháy rừng mùa khô - Phát triển nông nghiệp bền vững – câu chuyện của liên kết - Doanh nghiệp cần gì khi đầu tư vào nông nghiệp.
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng tốc để cán đích 41 tỷ đô la. - Tài nguyên nước trong sự phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Khắc phục khó khăn, phát triển nông nghiệp bền vững.- Chú trọng an toàn sinh học, bảo vệ đàn vật nuôi.- Giải pháp bình ổn giá thịt lợn những tháng cuối năm.
Đang phát
Live