
Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí, tự do ngôn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía cạnh pháp lý và thực tiễn. Quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp và phản hồi thông tin trên báo chí cũng như các nghĩa vụ phải tuân theo. Vậy nhưng, như đã trở thành thông lệ, vào các dịp Ngày Tự do Báo chí thế giới (3/5) hay Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), một số cá nhân, tổ chức hoặc một số đài báo tiếng Việt ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng chống phá Việt Nam lại đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí”. Những chiêu trò “bổn cũ soạn lại” này nhằm bôi đen tình hình tự do báo chí để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. “Nhận diện những thiên kiến sai lệch về Tự do báo chí tại Việt Nam” là chủ đề của chuyên mục “ Nhận diện sự thật” hôm nay, với sự tham gia của vị khách mời là ông Lê Nghiêm - Nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT.
Sáng nay tại Hà Nội diễn ra Hội thảo “Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024” do CafeF tổ chức. Nhiều ý kiến đóng góp từ thực tế của các doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ đầu tư cùng các chuyên gia kinh tế, tài chính về triển vọng đầu tư trên thị trường vàng, chứng khoán, BĐS công nghiệp hay nhà ở. Cùng với đó là khả năng thu hút nguồn vốn FDI đối với lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, logistics, hạ tầng giao thông năng lượng sẽ mở triển vọng hợp tác, thu hút nguồn vốn.
Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã nỗ lực phối hợp cùng lực lượng chức năng, tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm. Hơn 11 tháng năm nay, khoảng 45.000 vụ việc đã bị phát hiện và xử lý, trong đó, hàng nghìn vụ việc vi phạm với tính chất, mức độ, quy mô và nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người tiêu dùng và tình hình sản xuất, kinh doanh trong nước. Qua đó, xử lý và thu nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng.
Sáng nay (13/12), Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội chợ du lịch trực tuyến 2023 với chủ đề "Phát triển thương hiệu du lịch bền vững". Có hơn 600 doanh nghiệp trên cả nước đăng ký tham gia với 1.800 sản phẩm dịch vụ, du lịch.
Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ. Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.
Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ thực thi công vụ sợ sai, né tránh trách nhiệm. Ở bài 1 loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên” của Phóng viên Thanh Hà, thường trú tại miền Trung, Làm thế nào để nhận diện và xử lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức này? Mời quý vị và các bạn nghe bài thứ hai với nhan đề “Nhận diện cán bộ sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”.
Tổng cục Quản lý thị trường vừa mở Phòng trưng bày “Nhận diện nhãn hiệu được bảo hộ” tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với hơn 500 sản phẩm được trưng bày. Người tiêu dùng, khách tham quan được tiếp cận các thông tin hữu ích nhằm nhận diện, phân biệt sản phẩm thật và sản phẩm vi phạm nhãn hiệu.
Thời gian vừa qua, việc xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận. 54 bị cáo bị tuyên án liên quan đến các các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Điều này cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời khẳng định sự nghiêm minh của pháp luật và không có vùng cấm. Tuy nhiên, các thế lực xấu đã không ngừng lợi dụng việc xét xử vụ án, để xuyên tạc, lèo lái dư luận, tạo cớ bôi nhọ uy tín của Việt Nam, gây mất ổn định chính trị- xã hội ở nước ta. Chuyên mục Nhận diện sự thật hôm nay sẽ làm rõ “Mưu đồ lợi dụng vụ án chuyến bay giải cứu để chống phá Đảng, Nhà nước” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Đào Duy Quát - nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương).
Sáng 11/6, Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng 121 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tình trạng sản xuất, buôn bán sách giáo khoa, xuất bản phẩm giả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của học sinh, giáo viên, tác giả, đơn vị xuất bản, đối tác liên kết, triệt tiêu sự sáng tạo và làm thất thu ngân sách nhà nước. Trước thực trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày hơn 1000 sản phẩm giúp người dân nhận diện sách và đồ chơi an toàn cho trẻ em, tại địa chỉ số 62, phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live