Bằng sức mạnh ảo, Chat GPT đang khuấy đảo cộng đồng mạng - với những tác động thật. Ca sĩ Ann ảo vừa trình làng đã tạo làn sóng băn khoăn: có thể soán ngôi người hát chuyên nghiệp? Giới truyền thông, các nhà giáo… cũng đặt vấn đề, liệu công việc và thu nhập tương lai có thể thay đổi như thế nào khi vận dụng AI?. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống kinh tế-xã hội; hay nói cách khác, cần làm gì để kiểm soát AI?
Hiện nay nhiều tờ báo đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để sáng tạo tác phẩm. Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… là những tờ báo đã dùng các MC robot để đọc tin và dẫn bản tin. Công nghệ AI còn ứng dụng trong nhiều hoạt động nữa đằng sau khung hình, như phân tích hành vi tìm kiếm của công chúng, tự động gợi ý đề xuất nội dung theo sở thích, ngữ cảnh... Trong tương lai, các ứng dụng AI sẽ còn nhiều hơn và thiết thực hơn nữa. Nó có thể giúp giải phóng sức lao động của nhà báo, giúp các tòa soạn giảm bớt số lượng phóng viên, biên tập viên. Thế nhưng, việc ứng dụng AI đến đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo hay không lại là một chủ đề khó nói trước. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có “tranh mất” việc làm của nhà báo? Đây là những vấn đề đang đặt ra, cho thấy đã đến lúc, báo chí cần phải nhìn nhận, định hướng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ này cũng như xác định những lợi thế và cả các rủi ro mà AI có thể mang lại trong tương lai. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sáng nay (18/3), trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo AI và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của những người làm báo trước những cơ hội và thách thức mà trí tuệ nhân tạo mang lại.
Chỉ sau hơn 2 tháng được chính thức giới thiệu, ChatGPT đang “làm mưa, làm gió” trong giới công nghệ, đạt mốc 100 triệu người dùng và đã ra mắt bản thu phí. Đây là một chatbot trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Công ty Khởi nghiệp OpenAI (Hoa Kỳ) và theo thông tin của Đài CNBC thì Hãng Microsoft sẽ đầu tư 10 tỷ đô-la Mỹ để tiếp tục phát triển sản phẩm này. Hiện đã có hàng triệu người dùng thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) này để viết các bài báo, làm thơ, thậm chí cả tư vấn chuyện tình cảm. Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia cũng cảnh báo, ChatGPT có thể đưa ra những câu trả lời không chính xác, nên người sử dụng phải cẩn trọng với các cỗ máy trí tuệ nhân tạo này.
Theo hãng UBS, số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) ra mắt, trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Trước đó, TikTok cần 9 tháng , Instagram mất hơn 2 năm, ứng dụng dịch Google Translate là hơn 6 năm sau khi phát hành toàn cầu để đạt 100 triệu người dùng. ChatGPT hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang là những từ khoá hot nhất hiện nay. Sự ra đời của ChatGPT khiến cuộc đua về AI càng trở nên gay cấn hơn, tạo nên cơn địa chấn đối với lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, thay đổi hoàn toàn cách nhìn về công nghệ AI.
- Sản phẩm, dịch vụ và giải pháp phần mềm Make in Việt Nam - Cơ hội và Thách thức vươn ra toàn cầu. - “Lá nhân tạo” - Giải pháp năng lượng trong tương lai.
-Virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cơ thể con người nhiều tháng - Ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo cứu sống người bệnh đột quỵ não
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng tại khóa họp 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, khẳng định: Việt Nam hợp tác cùng các nước chiến thắng đại dịch COVID-19 và ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, gặp gỡ Hiệp hội, lãnh đạo tập đoàn lớn của Hoa Kỳ để xúc tiến thương mại, đầu tư; gặp thân mật kiều bào ở Mỹ.- Các địa phương cần phải rút kinh nghiệm khi để xảy ra tình trạng người dân đổ ra đường quá đông trong đêm trung thu vừa qua khiến nguy cơ lây nhiễm covid 19 cao. - Lần đầu tiên Việt Nam phát triển thành công công cụ sàng lọc và tiên lượng điều trị COVID-19 ứng dụng trí tuệ nhân tạo.- Các địa phương và bộ ngành chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.- Báo chí quốc tế ca ngợi Đội tuyển Futsal Việt Nam kiên cường trước Á quân Futsal thế giới, đội tuyển Futsal Nga khi chỉ để thua sát nút 2-3 trong vòng 1/8 World cup Futsal.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
“Vạn Lý Trường Thành xanh” - Rừng nhân tạo lớn nhất thế giới ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.- Nỗ lực của các bác sỹ hỗ trợ tâm lý cho các ca F0 ở TPHCM chiến thắng bệnh tật.
Đang phát
Live