Nhìn ra thế giới mang tới câu chuyện “Australia chế tạo và thử nghiệm trái tim nhân tạo tiên tiến nhất trên thế giới”.- Những truyện cổ tích hấp dẫn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.- Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng IaNan, Bộ đội Biên phòng Gia Lai nỗ lực tiếp sức học sinh nghèo đến trường.
Là tâm điểm của giới công nghệ toàn cầu và đang được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư phát triển -Trí tuệ nhân tạo ngày càng chứng minh là một xu hướng không thể đảo ngược , với nhiều lợi ích to lớn, không thể phủ nhận với sự phát triển của xã hội loài người trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Trí tuệ nhân tạo xuất hiện không đột ngột nhưng đã tạo ra một “cơn bão” thay đổi đời sống con người, là công nghệ cốt lõi thúc đẩy tăng tốc kinh tế. Nhưng…Trí tuệ nhân tạo cũng làm dấy lên nhiều lo ngại về những rủi ro có thể tạo ra liên quan đến an toàn, an ninh quốc gia, sự ổn định của các xã hội, vấn đề đạo đức và cả sự an toàn của nhân loại. Lo lắng không phải là không có cơ sở. Lưỡng lự và bất an về chính thành tựu do con người tạo ra. “Xin chào! Tôi là AI” là chủ đề của chương trình Thanh âm ký sự, số tháng 2/2024 đề cập một vấn đề thời sự của xã hội đương đại: sử dụng trí tuệ nhân tạo để phục vụ con người, phục vụ sự phát triển của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chương trình do nhóm phóng viên Thu Trang, Bích Thuận (Thường trú tại Trung Quốc), Phạm Huân (Thường trú tại Mỹ), Hải Đăng (Thường trú tại CH Séc) phối hợp thực hiện. Chịu trách nhiệm nội dung và thể hiện lời bình: Nguyễn Vũ Duy.
Linh vật đón năm mới: Làm sao để nhân văn, giáo dục và tránh lãng phí.- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ giọng nói cho người có vấn đề về thanh quản.- "Tết này vạn dặm đoàn viên” của một gia đình kiều bào ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Phòng ngừa dịch bệnh bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình dịp tết.- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI vào phòng cháy chữa cháy.
Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới đã thông qua một đạo luật cấm hoàn toàn đá nhân tạo, một trong những vật liệu xây dựng và làm đồ gia dụng với giá cả phải chăng và phổ biến nhất thế giới hiện nay do các quan ngại nghiêm trọng về sức khoẻ cho con người từ ngành công nghiệp sản xuất này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ “cướp” mất hay tạo thêm công việc cho con người? AI có thể vượt tầm kiểm soát của con người? Tại Việt Nam, làm thế nào để phát triển và ứng dụng AI một cách hiệu quả và an toàn?... Những những vấn đề này đã được các nhà khoa học hàng đầu thế giới “mổ xẻ” tại Tọa đàm “Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức” do Quỹ VinFuture tổ chức chiều nay (19/12), tại Hà Nội.
Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, “Nga xác định cần thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, bởi thế, sẽ sớm phê chuẩn một phiên bản mới của Chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)”. Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu đang càng lúc càng nóng bỏng, lĩnh vực AI của Nga đang ở vị trí nào, liệu chiến lược mới sắp tới có thể giúp Nga tăng tốc, cạnh tranh với phương Tây? Góc nhìn của PV Thu Hà - Thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga.
Trong một bước tiến đáng kể nhằm hướng tới việc định hình Quy định cho Trí tuệ nhân tạo (AI), ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu là Đức, Pháp, Italia mới đạt được thỏa thuận về cách thức quản lý trí AI và dự kiến đây sẽ là nền tảng nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán ở cấp độ châu Âu với hy vọng khối sẽ “chốt” được bộ luật quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.
Hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo, hay còn gọi là A-i, diễn ra giữa tuần này tại Anh đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Gạt bỏ những khác biệt về các quan điểm địa chính trị đang nổi lên hiện nay, các nhà lãnh đạo thế giới như Mỹ, EU, Trung Quốc… đều có một cách tiếp cận chung về nhận diện rủi ro từ Ai và nhất trí tìm giải pháp để kiểm soát những rủi ro ấy. Điều này cũng thể hiện một quyết tâm chính trị rất lớn của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực phát triển Trí tuệ nhân tạo an toàn, có trách nhiệm.
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres hôm qua thông báo thành lập một cơ quan cố vấn gồm 39 thành viên để giải quyết các vấn đề trong quản trị quốc tế đối với Trí tuệ nhân tạo (AI)
Đang phát
Live