Qua 15 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt.“Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt - sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật: nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn.- Chị Kpă H'Yư - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Broái, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, là một trong những người góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số ở địa phương.- Luật Đất đai năm 2024, tạo động lực cho ngành lâm nghiệp phát triển.- Thượng đỉnh G20: Nỗ lực giải quyết những thách thức lớn toàn cầu.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố bền vững. Đã có khoảng 24% người tiêu dùng Việt đang chú trọng đến lối sống bền vững trong các kế hoạch ngắn hạn. 16% người tiêu dùng Việt coi tương lai bền vững là một yếu tố quyết định tiêu dùng của họ trong các ưu tiên dài hạn. Thông tin được bộ phân nghiên cứu bán lẻ của NielsenIQ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo thường niên về Phát triển bền vững với chủ đề "Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức mới đây. Tác động của xu hướng tiêu dùng bền vững đang mở ra cơ hội, cũng là thách thức của không ít doanh nghiệp Việt Nam.
Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Cùng trò chuyện với các vị khách mời: - Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Thưa quý vị và các bạn. Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các DNKN vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Phát triển thương hiệu – gia tăng giá trị sản phẩm DNKN”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với: - Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 dự kiến tổ chức từ ngày 19 đến 22-12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Với sự tham gia của nhiều cường quốc có nền công nghiệp Quốc phòng phát triển. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Việc ứng dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất là giải pháp hữu hiệu, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mà còn giúp giảm thiểu nhân lực tham gia vào quá trình sản xuất. Tại hợp tác xã Phương Nam, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La - một trong những đơn vị tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhãn đã sản xuất ra những sản phẩm hiệu quả, năng suất tốt nhất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Đây là nội dung được nêu ra tại Hội thảo “Gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung” do Đại học Đà Nẵng tổ chức chiều nay (15/11).
Từng là nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới thập niên 80-90 của thế kỷ trước, giờ đây Nhật Bản đang nỗ lực để lấy lại vị thế, làm “hồi sinh” ngành công nghiệp chất bán dẫn nội địa, giảm sự phụ thuộc vào các nước khác cũng như xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, mới đây, Thủ tướng Ishiba Shigeru đã công bố Kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó nhấn mạnh “phục hưng và phát triển công nghiệp bán dẫn là mục tiêu trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật Bản”. Nhận diện cơ hội và thách thức của Nhật Bản với tham vọng trở lại là Trung tâm bán dẫn toàn cầu - Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản.
Chủ tịch nước Lương Cường dự và có bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024.- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.- Bộ Tài nguyên và Môi trường Công bố Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 có sự góp mặt của nhiều cường quốc, được tổ chức vào tháng 12 tới.- Mỹ - Nhật - Hàn sẽ gặp thượng đỉnh 3 bên tại thủ đô Lima của Pê-ru, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).- Malaysia gửi công hàm phản đối 2 luật mới về chủ quyền biển của Philippines, dẫn tới sự chồng lấn giữa 2 bên.
Đang phát
Live