VOV1 - Trong 3 ngày từ 14 đến 16/4, tại Đà Nẵng, Công ty TNHH DKSH Việt Nam phối hợp với Công ty công nghệ sinh học PacBio (Hoa Kỳ) tổ chức Hội nghị khoa học thường niên về gen PRISM 2025.
VOV1 - Ngày 11/04, tại Hà Nội, Viện Đông y Việt Nam (Hội Đông y Việt Nam) phối hợp với Viện Đào tạo và Nghiên cứu khoa học y dược tổ chức Lễ khai giảng khoá đào tạo đặc thù thường xuyên truyền nghề lương y- lương dược.
Thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên và giảng viên trẻ thích ứng với chuyển đổi số là một trong những định hướng mũi nhọn của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đây là cơ sở nền tảng vững chắc để nhà trường hoàn thành sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - đây là thông điệp được đưa ra tại Hội nghị Khoa học Công nghệ Tuổi trẻ Trường Đại học Y Dược Cần Thơ lần XII năm 2024 vào hôm nay 22/3.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ phòng, tránh thiên tai - yêu cầu từ thực tiễn - Ứng dụng công nghệ vệ tinh trong dự báo sản xuất nông nghiệp
Tại cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu” Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh và Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TN&MT) đã tôn vinh 10 tập thể và đội thi xuất sắc trên các lĩnh vực: Truyền thông sáng tạo, Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, Thích ứng với biến đổi khí hậu ưu tiên các giải pháp dựa vào tự nhiên, và Kinh doanh có trách nhiệm với biến đổi khí hậu. Sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa Hà Nội - Đặng Phạm Phú Linh là 1 trong 10 cá nhân và đội thi đạt thành tích xuất sắc tại cuộc thi với dự án: “Giải pháp chiết tách nước sạch từ không khí”. Cùng nghe những chia sẻ của bạn Đặng Phạm Phú Linh về câu chuyện sinh viên – Những người trẻ làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tại Hội nghị Tổng kết chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019-2021- Khai mạc phiên họp thứ 6 Ủy ban Thường vụ Quốc hội- 2 đề tài nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của nhóm kỹ sư Việt Nam được công nhận tại một sự kiện quốc tế- Cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Mỹ kết thúc mà không có Tuyên bố chung nào được đưa ra. Đặc biệt, trong vấn đề Ucraina, hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung- Ba chính đảng của Đức ký thỏa thuận liên minh thành lập Chính phủ mới, chính thức hoàn tất tiến trình đàm phán thành lập liên minh cầm quyền tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Cùng lắng nghe câu chuyện của Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp.
Thưa quý vị! Tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam thời gian qua đã tăng nhiều. Minh chứng là số công bố quốc tế của chúng ta trong năm 2020 tiếp tục tăng. Rồi năm 2020, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao trong bảng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, khi đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Chưa kể, năm 2020, KHCN và đổi mới sáng tạo cũng đóng góp quan trọng trong việc giúp Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%- là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, như nhận định của các chuyên gia, hoạt động KHCN ở nước ta vẫn còn nhiều bật cập và cần thêm nhiều chính sách đột phá, để thời gian tới, KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đây cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp. Mời quí vị và các bạn cùng phóng viên Mai Hồng gặp gỡ và lắng nghe những tâm sự của nữ giảng viên giàu nhiệt huyết này:
Đang phát
Live