
Sáng nay (01/08), người dân trên khắp đất nước Lào nô nức tới các chùa chiền, mở đầu cho Lễ hội Khạu-phăn-xả (Khaophansa)- vào mùa chay. Đây là lễ hội kéo dài nhất trong năm của đất nước Triệu Voi, bắt đầu từ ngày 15/8 đến 15/11 theo Phật lịch.
Ngày 30/7, tập đoàn Stemcell Medical Services và Công ty cổ phần Thiết bị Y tế SHB phối hợp Trung tâm Tế bào Gốc và Di truyền, Bệnh viện Bưu điện tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y học tái sinh – chủ động phòng, điều trị bệnh và thẩm mỹ tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hàng chục nhà khoa học, chuyên gia y tế Mỹ và Việt Nam để chia sẻ những kiến thức về ứng dụng công nghệ tế bào gốc tại nước ta.
Theo thống kê của Bộ Công an, tại Việt Nam, từ năm 2022 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người có xu hướng gia tăng, trong đó, tình trạng mua bán người trong nội địa và nạn nhân của tội phạm mua bán người là nam giới có xu hướng tăng mạnh. Với mục tiêu phòng ngừa từ sớm, từ xa, Bộ Công an đã tăng cường tuyên truyền về phòng, chống mua bán người, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nhân “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thượng tá Đinh Văn Trình, Phó trưởng phòng Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an về vấn đề này:
Thời gian gần đây, trên tuyến biên giới tây Nam nói chung và tại biên giới An Giang nói riêng, tình hình người Việt Nam tìm cách xuất cảnh trái phép hoặc bị lừa bán sang Campuchia lao động bất hợp pháp có dấu hiệu phức tạp và có xu hướng tăng. Bộ đội Biên phòng An Giang đã và đang nỗ lực với nhiều giải pháp để đấu tranh, ngăn chặn tình trạng này.
Cao Bằng là tỉnh miền núi có đường biên giới dài, địa hình hiểm trở với tình hình xuất nhập cảnh trái phép diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, tại một số khu vực cuộc sống của người dân còn khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế... đây là những điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm mua bán người hoạt động. Do đó, việc đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm tinh vi, nguy hiểm này đang lực các lực lượng chức năng tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh ngay tại các khu vực biên giới cũng như từ mỗi bản, làng.
Tình hình tội phạm mua bán người vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Nếu như năm 2022, cả nước có 222 nạn nhân bị mua bán, thì trong 6 tháng đầu năm nay, số nạn nhân bị mua bán là 224 người. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, tìm mọi phương thức để đối phó với cơ quan chức năng. Nạn nhân bị mua bán hiện nay không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê...
Chuyên mục “Tư vấn sức khỏe” hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò của thảo dược trong phòng bệnh và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh đột quỵ ở người cao tuổi. Hiện nay có khá nhiều cách để phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não được áp dụng và mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt, ví như sử dụng Đông trùng hạ thảo. Nhiều người đặt câu hỏi, ĐTHT có thật sự hỗ trợ điều trị được tai biến mạch máu não hay không? Làm sao biết cách phòng ngừa hiệu quả bệnh đột quỵ cũng là chủ đề mà chúng tôi lựa chọn hôm nay. Chương trình có mời chuyên gia sức khỏe là: PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do- Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Giảng viên cao cấp Học viện Quân y.
“Mở rộng vòng tay tới nạn nhân mua bán người để không ai bị bỏ lại phía sau” là chủ đề Lễ phát động Chung tay phòng, chống mua bán người do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Công an và tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, với sự tham dự của lãnh đạo nhiều bộ ngành và các tổ chức quốc tế.
Thực trạng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, người lao động mất việc làm gia tăng trong những tháng đầu năm nay đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay, số lao động bị mất việc lên tới gần 280 nghìn người và hiện tại có hơn 8.600 doanh nghiệp tại Việt Nam phải cắt giảm lao động.
Tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng. Nếu như năm 2022, cả nước có 222 nạn nhân bị mua bán, thì trong 6 tháng đầu năm nay, số nạn nhân bị mua bán là 224 người. Thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, đối tượng cầm đầu đường dây, tổ chức thường ở nước ngoài, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong ngông tác phát hiện, điều tra và xử lý. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Chương trình phòng chống mua bán người, hợp phần hỗ trợ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2021-2025. Sự kiện do Cục phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Tổ chức IOM tổ chức sáng 28/7, tại Hà Nội
Đang phát
Live