Diễn ra vào sáng nay (10/7), tại Hà Nội, Diễn đàn Năng lượng xanh, sạch hướng tới NetZero do Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy phối hợp cùng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đề cập chủ đề “Triển vọng phát triển năng lượng mới - Kinh nghiệm quốc tế và chiến lược hiệu quả đối với Việt Nam”. Tham dự Diễn đàn có các chuyên gia kinh tế, chuyên gia năng lượng và phát triển bền vững cùng gần 200 các Tập đoàn Doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.
Theo các bản Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII), đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu than đá và khí hoá lỏng (LNG) để phát điện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp Việt Nam đạt được cùng lúc rất nhiều lợi ích, đó là: giảm nhập khẩu năng lượng, giảm đầu tư nguồn điện mới, giảm chi phí tiêu dùng năng lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cam kết sẽ tăng cường các biện pháp hỗ trợ đầu tư vào nguồn năng lượng sạch nhằm hiện thực hóa một xã hội không các-bon vào năm tài khóa 2040.
Chuyển dịch năng lượng giúp tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Cùng với sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch tại Việt Nam giúp đất nước giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ nước ngoài. Song, có rất nhiều thách thức Việt Nam cần sớm vượt qua để quá trình chuyển dịch năng lượng diễn ra nhanh hơn. Đó là khẳng định của cả cơ quan quản lý và chuyên gia tại Diễn đàn chuyển dịch năng lượng Việt Nam năm 2024 diễn ra mới đây.
Tại toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm nay (25/06/2024) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, các diễn giả (chuyên gia, cơ quan quản lý) đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện đặt ra tại Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm (VNEEP) và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
Tại hội thảo công bố "Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2024" tổ chức sáng nay (20/6/2024), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra nhận định "Kinh tế nước ta trong năm 2024 có thể diễn biến theo 2 kịch bản". Kịch bản 1, tăng trưởng GDP 2024 ở mức 5,85%, lạm phát ở mức 4,5; Kịch bản thứ 2 là điều chỉnh chính sách tăng GDP 2024 ở mức 6.01%. Các nội dung liên quan đến “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” cũng được các đại biểu tập trung bàn thảo, phân tích làm rõ những cơ hội, thách thức và tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới. Hai thách thức chính trong chuyển đổi năng lượng ở nước ta vẫn là cơ sở hạ tầng và kinh phí.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách then chốt cho phát triển năng lượng bền vững, tiến đến phát thải ròng bằng không (NET ZERO) vào năm 2050 với 4 trụ cột chính, đó là “tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, thị trường năng lượng và biến đổi khí hậu”. Tại “Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam - Đường đến phát thải ròng bằng không” vừa được Bộ Công Thương phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch công bố, các diễn giả đều nhấn mạnh tới việc triển khai có hiệu quả cùng lúc 4 trụ cột này chính là con đường nhanh nhất đưa Việt Nam tiến đến phát thải ròng bằng không (Net Zero).
Tại Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024, Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh việc “triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tuyệt đối không để thiếu điện, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”. "Tăng cường các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, góp phần đảm bảo điện cao điểm mùa khô 2024 ở miền Bắc" là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn, với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo của Chính phủ với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ … Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.
Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về vai trò của việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đầu tư công nghệ, quản lý phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả… qua đó, hỗ trợ khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát được nguồn năng lượng, nguồn điện sử dụng. Điều này cùng lúc đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngành điện.
Đang phát
Live