- Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL - bảo vệ sản xuất và dân sinh trong biến đổi khí hậu. - Mục Nông thôn chuyển động là nội dung: “Mở đường lớn” cho khu vực HTX bứt phá. - Sản xuất nông nghiệp hữu cơ hiệu quả. - Nuôi cá lồng kết hợp du lịch trải nghiệm ở tỉnh Hòa Bình.
Mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ hạn hán, xâm nhập mặn do của biến đổi khí hậu gây ra nhưng sản xuất và xuất khẩu nông lâm, thủy sản qua 4 tháng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhóm hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng có giá xuất khẩu bình quân tăng khá. Phóng viên Minh Long phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến về nội dung này.
4 tháng đầu năm 2024, với tốc độ tăng trưởng hơn 12%, kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa tiếp tục là điểm sáng của khu vực miền Trung. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm trước. Nhà máy Nhiệt điện Vân Phong 1 sản xuất điện tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong điều kiện nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện để sản xuất, sinh hoạt tăng cao, ngành điện đang nổ lực đáp ứng nhu cầu của của doanh nghiệp và người dân.
Cháy rừng đã làm 12 người tử vong, 6 người bị thương, đồng thời gây ra những thiệt hại rất lớn về tài nguyên rừng. Đó là thông tin đáng chú ý tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Kon Tum.
Văn phòng Ủy ban Giáo dục Cơ bản Thái Lan (OBEC) hôm 5/5 khuyến cáo các trường học trên cả nước cân nhắc tạm hoãn các hoạt động giảng dạy tại chỗ, tạo điều kiện cho học sinh không phải tới trường vào những ngày nắng nóng cao điểm.
Từ năm 2021 đến nay, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định ban hành 10 Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Để các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiện tốt hơn, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định yêu cầu các cấp phải vào cuộc quyết liệt và chấn chính việc ban hành nghị quyết nhưng thực hiện không hiệu quả.
Bà Ngô Thị Ngọc Diệp - diễn viên Đội văn công, Sư đoàn 308 người làm nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa- Anh nông dân Khmer kiếm thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm từ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
Đô thị hóa là quá trình tất yếu, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Việc kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và khu vực nông thôn trong tiến trình đô thị hóa là hết sức cần thiết. Do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới và cần được quy định thống nhất trong cùng một Luật để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, dễ triển khai áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên thiết kế các quy định cụ thể như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra là nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo luật quy hoạch đô thị và nông thôn.
Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng hiện nay có cơ ngơi khang trang nhờ trồng lúa và kinh doanh lĩnh vực lúa gạo. Sau hơn 20 năm khởi nghiệp, đến nay anh sở hữu 13ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng, anh cũng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
Tại Cần Thơ, Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp với Văn phòng điều phối nông nghiệp nông thôn ĐBSCL, Trường Chính sách công và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo.
Đang phát
Live