Những ngày này, nông dân Đắk Lắk đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Bà con rất phấn khởi vì có một vụ sản xuất lúa được mùa, được giá.
Từ năm 2021 đến nay, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định ban hành 10 Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Để các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được thực hiện tốt hơn, Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Định yêu cầu các cấp phải vào cuộc quyết liệt và chấn chính việc ban hành nghị quyết nhưng thực hiện không hiệu quả.
Bà Ngô Thị Ngọc Diệp - diễn viên Đội văn công, Sư đoàn 308 người làm nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa- Anh nông dân Khmer kiếm thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm từ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp
Anh Thạch Thi, 45 tuổi, người dân tộc Khmer ở thị trấn Hưng Lợi, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng hiện nay có cơ ngơi khang trang nhờ trồng lúa và kinh doanh lĩnh vực lúa gạo. Sau hơn 20 năm khởi nghiệp, đến nay anh sở hữu 13ha đất ruộng, một nhà máy sấy lúa hiện đại, nhiều trọng tải lớn thu mua lúa hàng ngàn tấn mỗi năm…. với tổng thu nhập kiếm được hàng tỷ đồng, anh cũng giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.
Tuy vào thời điểm khô hạn khốc liệt nhưng tại tỉnh Tiền Giang có hàng nghìn ruộng rau màu vẫn xanh tốt, giúp nông dân có nguồn thu nhập cao.
Từ đầu năm tới nay, nhiều nơi của tỉnh Sơn La không có mưa, thời tiết nắng nóng, hanh khô kéo dài ở nhiều nơi làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người nông dân.
Làm thế nào để nghỉ lễ an toàn, vui khoẻ không lo chặt chém.- Đưa các tấm pin mặt trời vào không gian - đột phá lớn trong sản xuất điện năng lượng mặt trời.- Nông dân tỷ phú từ trồng chanh tứ mùa.
Năm 2015, khởi nghiệp từ việc trồng cây chanh tứ mùa, đến nay anh Khổng Văn Nam, ở tổ dân phố 2, phường Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang hiện là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Việt Bắc. Hiện hợp tác xã có gần 100 ha cây chanh tứ mùa, mỗi năm một ha cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Nông dân tỷ phú Khổng Văn Nam không chỉ làm giàu cho riêng mình mà còn cùng người dân địa phương phát triển vùng trồng chanh mang tính hàng hóa bền vững.
Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.
- Nan giải bài toán hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp ở vụ lúa Đông Xuân- Đức Cơ, Gia Lai - nông dân lớn mạnh nhờ liên kết- Đà Nẵng: Thành công nhờ trồng nấm linh chi “trái vụ”- Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại lúa
Đang phát
Live