- Chủ trì phiên họp của Ban điều hành giá Chính phủ, nêu thực tế giá thịt lợn thịt đến tay người tiêu dùng cao hơn nhiều so với giá thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Công an thực hiện mọi biện pháp để giảm giá thịt lợn trong thời gian sớm nhất.- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại.- Hôm nay là Ngày sách Việt Nam. Các cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến hay tìm hiểu kiến thức về dịch bệnh Covid... thu hút đông đảo độc giả tham gia và tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.- Đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử. Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ.- Ireland bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ 39 người Việt tử vong tại Anh hồi tháng 10 năm ngoái.
Đầu tuần này, châu Âu tiếp tục là châu lục bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với hơn 1 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2, song tốc độ lây lan có phần “hạ nhiệt”, một số quốc gia như Áo, Đan Mạch, Cộng hòa Séc đã bắt đầu nới lỏng hạn chế từng bước, cho phép các cửa hàng buôn bán nhỏ mở cửa trở lại sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Trong khi đó, đối với một số quốc gia khác từng bị coi là “tâm dịch” như Italy, Tây Ban Nha và Anh, chính phủ những nước này vẫn rất còn thận trọng khi bàn về việc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội. Còn tại Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch 3 giai đoạn mở cửa lại nền kinh tế, chính quyền các bang đã có những phản ứng trái chiều về việc nới lỏng cách ly xã hội. Thậm chí, nếu Tổng thống Trump quyết định việc mở cửa ở các bang vào ngày 1/5 tới, có thể dẫn đến đối đầu lớn về hiến pháp với các thống đốc bang. Trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ để có thêm thông tin về những phản ứng trái chiều ở Mỹ và châu Âu trong việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội, trong bối cảnh Mỹ và châu Âu vẫn là tâm dịch Covid-19 trên toàn cầu.
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.- Mỹ và châu Âu xem xét dỡ bỏ lệnh phong toả chuẩn bị các kịch bản kinh tế.- Việt Nam đang nắm bắt cơ hội từ Covid-19 như thế nào để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?- Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trực tuyến- Giải pháp tốt góp phần tiêu thụ nông sản trong thời điểm giãn cách xã hội hiện nay.
- Ngày thứ 5 liên tiếp nước ta không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.- Hà Nội và TPHCM kiến nghị dừng cách ly xã hội từ ngày 23/4 và áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an sinh xã hội.- Sau Thái Bình và Cà Mau, hôm nay 21/4, tỉnh Thanh Hóa cho phép học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp… đi học trở lại. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên khi trở lại lớp học.- Chính phủ quyết định tạm ứng trước hạn ngạch 100 nghìn tấn gạo xuất khẩu trong tháng 5 tới để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có gạo tồn đọng tại cảng.- Tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu đã gần chạm mốc 2 triệu rưỡi, trong đó có hơn 170 nghìn ca tử vong. Dịch bệnh đã lan ra 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đại dịch đã khiến giá dầu tại Mỹ thủng đáy, giảm còn âm 37 đôla một thùng, mức thấp nhất trong lịch sử.- Bế tắc chính trị tại Israel 1 năm qua đã kết thúc khi Thủ tướng Netanyahu và đối thủ Gantz đạt được thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư mới, trong đó cấp tỉnh sẽ quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình, thay vì các cơ sở giáo dục như trước đây.- Bước sang sáng ngày thứ 4 liên tiếp, nước ta không ghi nhận ca mắc virus Sars-CoV-2. Ngành y tế thành phố Hà Nội hôm nay tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm các tiểu thương chợ đầu mối, nhằm sàng lọc và kịp thời hạn chế lây lan dịch bệnh tại cộng đồng.- Mỹ bày tỏ lo ngại về các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông, nhằm vào các quốc gia có tuyên bố chủ quyền và ngang nhiên thành lập 2 huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là “hành vi bắt nạt” và gây mất ổn định khu vực.- Bài viết của Đại sứ Na Uy tại Việt Nam với nhan đề: Đoàn kết và Hợp tác quốc tế - Chìa khóa giải quyết khủng hoảng toàn cầu.- Công đoàn y tế Anh dọa đình công vì thiếu đồ bảo hộ cho bác sỹ, trong khi nước này vẫn là quốc gia có số nạn nhân tử vong cao nhất châu Âu với gần 900 ca chỉ riêng ngày hôm qua. Trong khi đó, sức ép với các bệnh viện tại Pháp giữ đà giảm dần và New York lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ ngày 1/4.
- Hôm nay, Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19 trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chỉ thị mới trong phòng chống dịch.- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường sẽ kiểm tra thông quan hàng hóa nông sản ở một số cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.- Cả nước có gần 8 triệu người khuyết tật và đa phần trong số họ đang gặp nhiều khó khăn trong đại dịch Covid-19, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.- Tổng thống Donald Trump vẫn công bố kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ cho dù quốc này đang ghi nhận số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức kỉ lục. Trong khi đó, Trung Quốc quyết định thông qua các chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để phục hồi nền kinh tế.- Bình luận: “Tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2020 cần thận trọng và công bằng”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 17/04 cho biết, mọi cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân với Nga trong tương lai cần có sự tham gia của cả Trung Quốc. Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ đưa tin.
Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nước bọt trong việc chẩn đoán Covid 19 trong trường hợp khẩn cấp. Phương pháp này có thể giúp mở rộng các cách thức xét nghiệm, giúp tăng tốc độ xét nghiệm, và giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Sau hơn 1 tháng đóng cửa để kiềm chế tốc độ lây lan của virus SARS CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đến nay, một số nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phong tỏa, nhằm giảm sức ép lên nền kinh tế. Mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vừa công bố các chỉ dẫn mở cửa nền kinh tế. Mặc dù các biện pháp nới lỏng được thực hiện một cách thận trọng, song nhìn vào bản đồ dịch Covid-19 đang lây lan trên khắp thế giới, nhiều câu hỏi đang đặt ra, chẳng hạn như những bước đi như vậy có rủi ro như thế nào và những quyết định nới lỏng được tính toán dựa trên cơ sở? Cùng bàn về chủ đề này, biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ và phóng viên Quang Dũng – thường trú tại Pháp.
Sau một thời gian liên tục chỉ trích gay gắt Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Mỹ đã chính thức tuyên bố ngừng cấp kinh phí cho tổ chức này và điều tra cách ứng phó của WHO với đại dịch Covid-19 – cách ứng phó mà ông Donald Trump gọi là “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Liệu bước đi này của Mỹ có gây những “tác động ngược” cho chính nước Mỹ trong bối cảnh lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều đang kêu gọi sự đoàn kết quốc tế để chiến thắng dịch bệnh Covid-19 hay không?
Đang phát
Live