Những năm gần đây, du lịch ẩm thực (food tour) đang là xu hướng trải nghiệm được du khách yêu thích tại Việt Nam. Sản phẩm du lịch độc đáo này là công cụ hữu hiệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói. Nổi tiếng với những món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa nhưng cũng chứa đựng nét mộc mạc, bình dị từ sản vật địa phương, tỉnh Lạng Sơn đã và đang nỗ lực phát huy các giá trị ẩm thực truyền thống, xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn nhằm thu hút du khách du lịch.
Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền.- 3 tỉnh Nam Trung bộ liên kết gỡ điểm nghẽn, xây dựng trung tâm kinh tế biển mạnh giàu.
Phân cấp mạnh trong quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.- Một ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiết kiệm cao nhất 8,1%/năm.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index mất thêm gần 12 điểm.
Lâu nay ĐBSCL được xem là vùng trũng về phát triển du lịch. Các sản phẩm du lịch chủ yếu khai thác vào mùa nước nổi, thời gian khác không có hoạt động gì đặc sắc. Hơn thế nữa các sản phẩm du lịch và cách làm du lịch trong vùng khá giống nhau, chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh về sự đặc thù của từng địa phương. Vậy ĐBSCL cần làm gì để phát triển du lịch trong thời gian tới.
Vốn FDI đổ vào bất động sản công nghiệp tăng mạnh.- Phiên giao dịch chiều qua, chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất trong hơn 3 tháng qua.
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành các hướng dẫn để thúc đẩy nền kinh tế băng tuyết, với mục tiêu đưa quy mô ngành này lên 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 209 tỷ USD) vào năm 2030.
Chống lãng phí: Từ chủ trương đến hành động.- Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực.- Kho bạc Nhà nước đảm bảo thời gian kiểm soát chi ngắn nhất, đưa vốn đầu tư công đến công trình sớm nhất.- Israel cấm cơ quan cứu trợ của Liên Hợp Quốc hoạt động: nguyên nhân và hệ lụy.
Nhà Xuất bản Văn học vừa cho ra mắt cuốn ký sự “Mãi lá trung quân” của Đại tá, nhà báo Nguyễn Mạnh Thắng. Cuốn ký sự đã tạc nên chân dung 27 sĩ quan quân đội, nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt, nổi trội làm kinh tế thời đổi mới bằng cảm xúc, ngôn ngữ riêng, để từ đó sáng rõ hơn sự tốt đẹp và sáng tạo trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đầu tư cho phát triển điện lực phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đặt quyết tâm hiện thực hoá “mục tiêu kép”, đó là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Sau gần 20 năm thi hành và trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023), Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Theo kế hoạch, ngày mai (26/10) Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ và ngày 07/11 tới đây Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật này. Với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn Dự luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển “đột phá” cơ sở hạ tầng điện, phóng viên Nguyên Long thực hiện loạt bài 3 kỳ “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”. Bài đầu tiên có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực”.
Cách đây một tháng, nhiều tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, trong đó có các hạ tầng du lịch. Nhiều tuyến đường bị sạt lở nghiêm trọng dẫn đến giao thông chia cắt, khiến cho các khu điểm du lịch bị ảnh hưởng, cô lập, tác động trực tiếp tới lượng khách đến với các địa phương. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, với nỗ lực của người dân địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, giao thông kết nối với các khu điểm du lịch đã được khôi phục hoàn toàn. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đã hoạt động trở lại, đảm bảo an toàn trong việc tiếp đón và phục vụ du khách.
Đang phát
Live