
VOV1 - Chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất đảm bảo mạng lưới giao thông thông suốt trong mùa mưa bão, tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương thực hiện việc rà soát và có phương án ứng phó cụ thể.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận gần 300 ca mắc sốt xuất huyết, tăng cao so với tuần trước đó. Đồng thời, trên địa bàn Thành phố, tại 19 quận, huyện, thị xã cũng ghi nhận 23 ổ dịch sốt xuất huyết, tăng 14 ổ dịch so với tuần trước đó. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 165 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện, còn 32 ổ dịch đang hoạt động. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành y tế cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác và ý thức chấp hành trong công tác phòng chống dịch bệnh, tránh tâm lý chủ quan.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng La Nina sẽ gây nguy cơ mưa, bão, lũ dồn dập trong những tháng cuối năm, đặc biệt là mùa mưa ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn bình thường, vào khoảng nửa cuối tháng 12/2024. Các cảnh báo cho thấy, mùa mưa bão năm nay sẽ diễn ra khốc liệt, cực đoan. Vì vậy, đảm bảo an toàn hồ chứa thuỷ điện và an toàn điện trong mùa mưa bão là vô cùng quan trọng. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của ông Lê Thế Phong - Phó Trưởng ban, Ban kỹ thuật sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc. Hiện điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người dân trong lũ lụt đang hết sức khó khăn. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng. Bộ Y tế cũng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt. Có rất nhiều nguy cơ dẫn đến dịch bệnh bùng phát, phổ biến là sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ. Để chủ động phòng tránh dịch trong mùa mưa bão, người dân cần chủ động, nâng cao cảnh giác với các biện pháp theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế
Hiện nay, mức nước dâng cao trên các sông vẫn đang gây ngập lụt nhiều khu vực tại Thủ đô Hà Nội, nhất là các vùng ven, khu vực ngoại thành. Để đảm bảo cung cấp điện gắn với an toàn điện cho khách hàng và an toàn hệ thống điện, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân vùng ngập lụt. Ghi nhận của PV Nguyên Long tại TT Sóc Sơn, Hà Nội đêm 12/9 vừa qua.
Năm học 2024-2025: Dồn sức cho đổi mới giáo dục phổ thông.- Tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.- Trung Quốc - châu Phi tìm cách tái định hình mối quan hệ.- Cây xanh đô thị và nỗi lo mùa mưa bão.
Những ngày qua, TP.HCM thường xuyên có mưa to kéo dài vào chiều tối hoặc sáng sớm, không chỉ gây ngập lụt mà nhiều cây xanh còn bị ngã đổ, khiến người dân thêm nỗi lo mất an toàn khi tham gia giao thông. Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề cây xanh đô thị gãy đổ cần giải pháp từ nhiều phía một cách sáng tạo và bền vững.
Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tại Chỉ thị số 2592 do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024, yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này? Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, mùa bão năm 2023 dự báo có khoảng 11-13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển, trong đó có 4-7 cơn tác động đến đất liền nước ta. Cả nước đã chứng kiến 2 cơn bão/ áp thấp, hoàn lưu bão để lại mưa lũ, sạt trượt rất lớn ở nhiều địa phương. Đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão là vô cùng quan trọng. Chương trình chuyên gia của bạn hôm nay có chủ đề: “Đảm bảo an toàn điện và an toàn khu vực hạ du thủy điện trong mùa mưa bão năm 2023” với sự tham gia của khách mời là ông Phạm Hồng Long - Ủy viên thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Trưởng ban An toàn - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc, gia cầm, đồng thời, khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh và phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Do vậy, chăm sóc tốt gia súc, gia cầm, cũng như phòng ngừa bệnh dịch hiệu quả trong mùa mưa bão là việc làm cần thiết, bảo toàn thành quả chăn nuôi. Để giúp quý vị và các bạn có thêm thông tin, kiến thức bảo vệ cho gia súc, gia cầm mùa mưa bão, trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Đỗ Quốc Phấn, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục chăn nuôi và thú y Hà Nội, sẽ hướng dẫn về nội dung này.