
VOV1 - Ngày 12/7, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết đang tổ chức điều tra, làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ án mạng làm 3 người thương vong.
VOV1 - Trong khi châu Âu đang nỗ lực tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, ngày càng có nhiều lời kêu gọi tài trợ cho Ukraine bằng cách tịch thu hàng chục tỷ euro tài sản bị đóng băng của Nga. Tuy nhiên, đây là một vấn đề gây căng thẳng giữa các nước đồng minh châu Âu.
Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân, Cao Văn Hùng, 51 tuổi đã mua xăng phóng hỏa cả một quán cà phê tại Hà Nội, làm 11 người chết và 4 người bị thương. Vụ việc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận và đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao chỉ vì cơn nóng giận bột phát, không ít kẻ sẵn sàng có hành vi bạo lực, giết người? Vụ việc đang cho thấy khoảng trống thế nào trong giáo dục kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và ý thức thượng tôn pháp luật? Cần có giải pháp gì để kịp thời ngăn chặn và xử lí nghiêm thói hành xử hung hãn, gây nhiều hệ lụy xã hội nguy hiểm? Thượng tá, Tiến sỹ Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học và chuyên gia tâm lý, Tiến sỹ xã hội học Phạm Thị Thúy cùng bàn luận câu chuyện này.
Sau cuộc họp kéo dài vừa diễn ra tại Phủ Thủ tướng, đại diện của 3 đảng tạo nên chính phủ trung tả của Đức đã tan rã, trong bối cảnh Thủ tướng Olaf Scholz đang phải đối mặt với bất ổn chính trị trong nước, nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) rơi vào suy thoái và tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Theo đó, đại diện 3 đảng trong liên minh cầm quyền “đèn giao thông” gồm Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz, đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh đã tranh cãi nhiều vấn đề, đặc biệt liên quan đến các đề xuất cải cách kinh tế. Đỉnh điểm là Thủ tướng đã sa thải Bộ trưởng Tài chính do khác biệt về quan điểm. Những diễn biến này báo hiệu kịch bản nào do chính trường Đức những ngày tới?
Trong một động thái cứng rắn mới đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Hungary giải đáp những lo ngại của khối này về việc nới lỏng các quy định về thị thực đối với công dân của 8 nước mà Budapest mới ban hành, trong đó có Nga và Belarus - những nước đang chịu các biện pháp trừng phạt của EU liên quan cuộc xung đột tại Ukraine. Điều đáng nói, đây chỉ là một trong nhiều động thái liên quan đến căng thẳng giữa EU và quốc gia thành viên Hungary - hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU. Câu hỏi đặt ra là liệu EU sẽ kiên nhẫn đến đâu trong tình huống này?
Những ngày qua, cộng đồng xã hội lo lắng cho, bức xúc khi chứng kiến câu chuyện thương tâm xảy ra với nam sinh lớp 8 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên (Hà Nội). Chỉ từ một mâu thuẫn nhỏ giữa nam sinh lớp 8 này và một cậu bé học lớp 6 trên sân bóng rổ mà cậu bé lớp 8 đã bị đánh đến chấn thương sọ não. Theo thông tin từ phía gia đình nam sinh lớp 8, cậu bé đã bị chết não và hoàn toàn không có cơ hội sống. Chắc chắn những kẻ đánh người sẽ phải chịu hình phạt trước pháp luật song bài học nhãn tiền từ những mâu thuẫn nhỏ gây nên hậu quả lớn và sự vô cảm của nhiều người trước sự việc này là điều cần phải được nhắc đến. Đây cũng là nội dung sẽ được bàn luận trong “Dòng chảy sự kiện” hôm nay cùng khách mời là TS Vũ Việt Anh – Tổng giám đốc Học viện Thành Công và luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng VPLS Nguyễn Anh, người tham gia tố tụng, hỗ trợ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.
Những ngày qua cộng đồng mạng đã trải qua cảm giác từ lo âu đến thở phào nhẹ nhõm sau khi biết được thông tin người phụ nữ ở Vĩnh Phúc cùng 3 đứa con nghi đã tự tử trên cầu Đông Trù (quận Long Biên), Hà Nội vẫn bình an vô sự. Hiện trường chiếc ô tô, những đôi dép, bức thư tuyệt mệnh để lại trên cầu tất cả chỉ là dàn dựng. Hành động bột phát của người phụ nữ này đã gây tâm lý tiêu cực cho nhiều người, đặc biệt là những người trong gia đình và ảnh hưởng đến hoạt động, nhiệm vụ của cơ quan chức năng khi phải huy động một lực lượng lớn để thực hiện công tác tìm kiếm trên sông mất rất nhiều thời gian và công sức. Hành vi mang bản thân và con ra để dọa tự tử của người phụ nữ ở Vĩnh Phúc sẽ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý như thế nào? Trước các vấn đề mâu thuẫn gia đình – cần giải pháp nào để giải quyết, hóa giải tránh những sự việc đau lòng có thể xảy ra? Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm nay là Ngày Australia, ngày đánh dấu việc hình thành đất nước Australia ngày nay. Trái với nhiều quốc gia trên thế giới, khi ngày này thường trở thành lễ hội và được nhiều người ăn mừng thì tại Australia, bên cạnh các hoạt động chào mừng ngày lễ thì còn diễn ra các hoạt động tẩy chay ngày này. Thực tế này cho thấy, vấn đề lịch sử vẫn đang là chủ đề nhức nhối và chưa được hóa giải sau hơn 200 năm.
Những vụ án mạng thương tâm xuất phát từ mâu thuẫn sinh hoạt, thậm chí từ những va chạm nhỏ đã và đang để lại hậu quả nặng nề, đòi hỏi tăng cường chủ động đấu tranh có hiệu quả không chỉ từ lực lượng công an.
6 ngày qua liên tiếp xảy ra những việc gây bàng hoàng, nhức nhối. Từ việc một thiếu niên 14 tuổi ở Tiền Giang bị khởi tố vì đầu độc cha ruột, hại chết luôn cả bà nội; một học sinh 15 tuổi ở Hà Nội cũng bị khởi tố vì nhẫn tâm sát hại mẹ ruột; cho đến vụ một nhân viên bếp bỏ thuốc sâu vào bữa ăn học sinh ở Sơn La hay sẵn sàng phóng hỏa nhà hàng xóm để trả thù ở Cần Thơ… Dư luận đặt câu hỏi: Vì sao xảy ra những sự việc đau lòng và rất đáng lên án này? Phải làm gì để mọi người không lựa chọn giải quyết mâu thuẫn bằng cái ác? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ xã hội học Phạm Thị Thúy và chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn.