Báo cáo giải trình trước Quốc hội vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực giáo dục. Đồng tình với ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về việc học trực tuyến không thể kéo dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch để từng bước mở cửa lại trường học trong năm 2021. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã chủ trì cuộc họp trao đổi một số nội dung liên quan đến việc tăng cường triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ về đảm bảo các điều kiện an toàn sức khỏe học sinh, an toàn học đường khi trường học mở cửa trở lại. Cụ thể, Bộ GD&ĐT có giải pháp gì để thích ứng an toàn, linh hoạt, tổ chức dạy học, giữ ổn định chất lượng giáo dục? TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT bàn luận về nội dung này.
Trong hai bài trước của loạt bài “Bản lĩnh trong đại dịch”, Đài TNVN đã đề cập những chủ trương, quyết sách thống nhất xuyên suốt, kiên quyết, linh hoạt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai sáng tạo, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, cũng như sự tận tâm, tận lực, bản lĩnh của người đứng đầu cấp ủy, sự chung tay góp sức của toàn xã hội đã góp phần tạo nên những “vùng xanh” vững chắc, vững vàng trên mặt trận chống dịch. Nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt gần 2 năm, đã và đang đưa các địa phương quay trở lại cuộc sống “bình thường”. Từ bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế được đúc rút trong thời gian qua, Đảng ta đã xác định phải thay đổi về tư duy về Covid 19, cũng như cách phòng chống linh hoạt để không chỉ kiểm soát được dịch bệnh mà còn giúp từng bước phục hồi, phát triển. Đây là nội dung bài 3 trong loạt bài “Bản lĩnh trong đại dịch”, với nhan đề: “Linh hoạt chuyển hướng biến “nguy” thành “cơ”.
Trong chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, sáng nay (21/10), Quốc hội thảo luận ở tổ về báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30 năm 2021 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15. Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu nhất trí với các bài học kinh nghiệm, mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ phòng chống COVID trong thời gian tới mà báo cáo đã nêu, trong đó cần chú trọng việc phòng chống COVID linh hoạt để đảm bảo an sinh xã hội.
Hơn một tuần, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, hướng dẫn tạm thời về Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, quan sát thực tế cho thấy các địa phương “mỗi nơi mỗi kiểu”, còn gây nhiều phiền hà cho người dân và tiếp tục tạo ra những ách tắc không đáng có. Làm sao triển khai hiệu quả Nghị quyết 128, để thực hiện mục tiêu “Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021”? Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu.
Hà Nội tổ chức Hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19”.- Việt Nam có thể bị thiếu nước trầm trọng và phải mua với giá cao vào năm 2035.- Hàng nghìn hộ dân khu vực miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) đang đối mặt với nguy cơ cao lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.- Nga sẽ đình chỉ công việc của phái bộ thường trực tại NATO.- Đảng Dân chủ Tự do Đức nhất trí tham gia đàm phán thành lập liên minh với các đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và đảng Xanh, đưa nước Đức tiến gần hơn việc lập chính phủ mới.- Bình luận: Tư duy khoa học để “thích ứng an toàn, linh hoạt.
Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố khác đang triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bối cảnh hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh, đã có những cách bán hàng sáng tạo được một số địa phương áp dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống chống dịch Covid-19 với 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vào sáng qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn việc cách ly y tế linh hoạt, thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp F1, trước mắt là đối với hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang để hai tỉnh thí điểm việc tổ chức đi làm trở lại theo từng vùng, từng ca, từng phân xưởng, dây chuyền sản xuất sau một thời gian tạm dừng hoạt động để khống chế dịch.
- Linh hoạt và sáng tạo - yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.- Cùng với những hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần phát huy nội lực đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nắm bắt cơ hội khi dịch Covid-19 đi qua.- Hiệu quả xuất khẩu trực tuyến – Thực tiễn không chỉ trong mùa dịch.
Cuộc chiến chống dịch Covid 19 ở nước ta chuyển sang trạng thái mới, khi các địa phương đã được phân loại thành những nhóm nguy cơ dịch bệnh khác nhau. Ứng với mỗi cấp độ, sẽ là những quyết sách của địa phương về phòng chống dịch và các giải pháp tổ chức đời sống kinh tế xã hội. Không chủ quan, tiếp tục thực hiện các biệp pháp phòng dịch nghiêm ngặt, tranh thủ thành quả đạt được đến thời điểm này về phòng chống dịch bệnh, có chiến lược thích ứng với cuộc chiến chưa từng có tiền lệ, dự báo còn kéo dài – đó là cách thức đất nước vượt qua dịch bệnh và nền kinh tế có sức bật tốt sau dịch. BTV Ngọc Diệu bình luận về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)