
- Có một nền văn hóa mang tên Phở.- Trẻ em thế giới “vẽ tranh qua cửa sổ” gửi thông điệp chống dịch Covid-19.- Du lịch bằng công nghệ ảo để khám phá Hoàng thành Thăng Long.
- Từ hôm nay, xuất khẩu gạo trở lại bình thường. Doanh nghiệp và nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vui mừng và tất bật chuẩn bị các đơn hàng mới cho đối tác. Giá lúa thu mua cho nông dân cũng đang nhích lên từng ngày.- Ngày Quốc tế lao động năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Tác động của dịch Covid-19 đã khiến hàng trăm triệu người trên toàn cầu mất việc làm. Ở nước ta, công đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bảo vệ và hỗ trợ công nhân.- Ghi nhận tại nhiều điểm du lịch lớn của cả nước trong ngày thứ 2 nghỉ lễ: nơi mở cửa trở lại, thực hiện kích cầu thu hút du khách; nơi vẫn đóng cửa tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương.- Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn dọa áp thuế bổ sung nhằm vào Trung Quốc liên quan đến đại dịch Covid-19.- Giá dầu tiếp tục tăng khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chính thức có hiệu lực.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử, là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trường đoạn bất tử trong bản hùng ca của thế kỷ 20. Kỷ niệm 45 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Việt Nam - Đất nước muôn trận thắng”. Khách mời là Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Khuất Duy Tiến - Nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3- ông cũng là người trực tiếp tham gia Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê – Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Năm nay, ngành du lịch Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh COVID-19. Doanh nghiệp lao đao, lao động mất việc làm. Dịp lễ 30/4, 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày, nhiều người, nhiều gia đình đã có kế hoạch cho các chuyến du lịch ở những địa điểm gần. Tuy nhiên, nhiều công ty lữ hành lớn đều bày tỏ sự thận trọng khi tư vấn khách hàng để tái khởi động thị trường phù hợp với tình trạng “bình thường mới”. Vậy chiến lược nào sẽ được triển khai để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát?
- Covid-19: lửa thử vàng, gian nan thử sức.- Một số nước Châu Âu bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong dịch bện Covid-19.- Phụ nữ Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trong mùa dịch.- Chiến lược nào sẽ được triển khai để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch bệnh được kiểm soát?- Âm vang giai điệu hào hùng của những "Bài ca Trường Sơn" huyền thoại.
- Nguy cơ nợ xấu mảng tín dụng tiêu dùng tăng nhanh.- Đề xuất gói 150.000 tỷ đồng giúp du lịch vượt Covid-19.- Diễn biến thị trường chứng khoán.
Nhiều năm nay, cứ đến tháng Tư, tháng có kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam- Thống nhất đất nước, nhiều người lại đến 3 quán “Cà phê Biệt động” để sống trong không khí lịch sử và trò chuyện với nhân vật lịch sử. Tháng Tư năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, cả 3 quán cà phê này tạm đóng cửa gần như hết tháng. Rồi những ngày cận kề 30-4 nhất thì quán được mở cửa trở lại theo chủ trương nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều người yêu lịch sử lại có dịp tìm về địa chỉ đỏ này. Bài viết của Minh Hạnh, phóng viên thường trú tại TPHCM, kể về các quán cà phê này, mời quý vị và các bạn cùng nghe:
- Thêm 1 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh Covid-19.- Ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách xã hội, các địa phương công bố chi tiết các hoạt động kinh doanh được phép mở lại.- Hà Giang dỡ bỏ phong tỏa thị trấn Đồng Văn và thôn Tả Kha thuộc thị trấn Phố Bảng (huyện Đồng Văn) do liên quan đến ca bệnh số 268.- Không tổ chức lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2020 do không phù hợp với thực tế.- Lượng hành khách hàng không có thể giảm tới hơn 1 tỷ người vào tháng 9 tới do đại dịch Covid-19.
Tiếp sau việc đưa tàu xâm phạm trái phép vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như tiến hành xây dựng phi pháp trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…. Trung Quốc vừa ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận Tây Sa và Nam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, mà thực chất đó là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động ngang ngược này nhằm thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Trong Loạt bài “Bước đi sai trái mới của Trung Quốc ở Biển Đông”, bắt đầu phát sóng từ Chương trình Thời sự 18h chiều 20/4, Đài TNVN đã khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong phần 2 của loạt bài, Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn GS.TS Vũ Dương Huân, Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao để làm rõ việc Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền lịch sử đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế". Đây là ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trí thức Việt Nam khẳng định mạnh mẽ trước sự việc Trung Quốc vừa phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là 2 huyện "huyện Tây Sa" và "huyện Nam Sa" trực thuộc "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam. Phóng viên Lại Hoa tổng hợp:
Đang phát
Live