Theo kết quả cuộc tổng tuyển cử diễn ra mới đây, Đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia có khuynh hướng xích lại gần Nga được tuyên bố giành chiến thắng. Đây là cuộc bầu cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính lịch sử để quyết định tương lai hội nhập châu Âu của nước này, khi lần này chứng kiến cuộc đối đầu giữa đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia và liên minh đối lập thân phương Tây - một liên minh chưa từng có trong lịch sử. Thế nhưng, những cáo buộc gian lận phiếu bầu và sự phản đối công nhận của phe đối lập đang khiến chính trường Gruzia trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu thông qua quyết định áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 45% từ ngày 31/10 tới. Động thái này được đánh giá có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán giữa giới chức châu Âu và Bắc Kinh vốn vẫn đang diễn ra để tìm giải pháp hòa giải cho tranh chấp thương mại trước thời hạn cuối tháng 10. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên EU liên quan đến chính sách với Trung Quốc.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa có chuyến thăm và làm việc chính thức đầu tiên với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Vonder Leyen kể từ khi nhậm chức. Hai bên đã nhất trí đẩy mạnh chương trình hợp tác “bền vững”, với việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào đầu năm tới để tái thiết lập mối quan hệ. Với mục tiêu đưa Vương quốc Anh quay trở lại với vị thế là thành viên quan trọng của châu Âu cũng như trên trường quốc tế, chuyến thăm châu Âu lần này của Thủ tướng Keir Starmer mang tính biểu tượng, mở ra một trang mới trong quan hệ song phương. Chính phủ của Thủ tướng Anh Keir Starmer tính toán điều gì khi hướng tới “cài đặt lại” quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), sau một thời gian dài rạn nứt do những ảnh hưởng từ Brexit?
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.- Cần làm gì để biến "lá phổi xanh" Cần Giờ, TPHCM thành “mỏ vàng” từ việc giao dịch tín chỉ carbon?- Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu quyết định nâng mục tiêu huấn luyện binh sĩ Ukraina.- Israel kiên quyết duy trì hiện diện ở hành lang Philadelphi- Đàm phán Gaza đối mặt đổ vỡ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khảo sát thực địa Dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.- Chính thức vận hành thương mại, đoạn trên cao Nhổn- Cầu Giấy, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sau 15 năm thi công.- Thủ tướng lâm thời Bangladesh chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức, kêu gọi người dân đoàn kết và đối thoại nhằm chung tay xây dựng đất nước.- Quốc hội Bulgaria chính thức thông qua Dự luật sử dụng đồng Euro- một bước tiến mới trong quá trình hội nhập Liên minh Châu Âu.
Từ ngày 1/7 tới, Hungary sẽ chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) cho nửa cuối năm 2024. Để chuẩn bị cho vai trò mới này, Hungary đã công bố chương trình và các ưu tiên cho nhiệm kỳ nửa năm, trong đó nhấn mạnh đến việc duy trì một châu Âu “mạnh mẽ và cạnh tranh”. Giới quan sát cho rằng, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên EU là cơ hội để Hungary khôi phục uy tín sau khi có những chính sách đi ngược với phần còn lại của khối.
Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.
Trước khi lên đường tới Mỹ, Thủ tướng Kishida đã nhận định căng thẳng địa - chính trị leo thang đang đẩy thế giới đến “bước ngoặt lịch sử” và buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách an ninh, củng cố thế trận phòng thủ. Trong bối cảnh đó, liên minh Mỹ - Nhật càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, từ đó thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa quan hệ liên minh để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức trong khu vực.
Ai Cập và Liên minh châu Âu (EU) vừa nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận tài chính trị giá hàng tỷ Euro. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai thực thể có vị trí địa chiến lược quan trọng của thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sỹ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam.- Tọa đàm khoa học "Góp ý vào Báo cáo tổng kết Nội dung: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua 40 năm đổi mới ở Việt Nam".- Tỉnh Khánh Hòa công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyêt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.- Hơn 12.000 nhà báo đăng ký đưa tin về bầu cử tổng thống Nga diễn ra từ ngày mai.- Cơ quan Năng lượng Quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay ở mức 1,3 triệu thùng một ngày.
Đang phát
Live