Cảnh báo về thủ đoạn của các đối tượng giả mạo tin nhắn ngân hàng để lừa đảo.-Cần thay đổi tư duy chiến lược trong việc huy động đầu tư tư nhân.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Thời gian gần đây, lợi dụng dịch bệnh COVID-19 nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng chiêu trò mạo danh ví điện tử, công ty tài chính để kêu gọi từ thiện, chung tay vượt qua đại dịch COVID-19, hoặc cung cấp các Gói cứu trợ COVID-19… Điều đáng nói là các đối tượng lừa đảo này không chỉ đăng tải các thông tin giả mạo lên mạng xã hội, mà còn gọi điện dụ dỗ nhiều người nuôi heo đất, đầu tư tiền ảo,… để có thể hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch COVID-19. Chuyên mục Vấn đề xã hội cảnh báo về tình trạng gia tăng lừa đảo mạo danh ví điện tử, công ty tài chính bằng chiêu trò “Chung tay vượt qua đại dịch COVID-19”.
Hội đồng Lý luận Trung ương đã khẳng định được vai trò, vị thế, quy tụ, kết nối trí tuệ, tri thức qua 5 nhiệm kỳ hoạt động.- Hôm nay, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025.- 4 tháng sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, Bắc Giang trở thành một trong những “điển hình thành công” về phục hồi sản xuất.
Trong những ngày gần đây, hàng chục hộ dân người Mông ở huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa “sập bẫy” đầu tư tiền ảo đa cấp với những lời hứa hẹn “có cánh” như chỉ cần bỏ ra 5-6 triệu đồng đầu tư thì cuối năm sẽ nhận về từ 100-200 triệu đồng. Hay như trên địa bàn tỉnh Sơn La, chỉ tính riêng huyện Sốp Cộp, đã có hơn 100 hộ dân đầu tư tiền thật mua tiền ảo với tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng, nhưng rồi cũng… trắng tay. Còn tại tỉnh Quảng Ninh, mấy tháng qua, cơ quan công an đã tiếp nhận hơn 30 đơn trình báo bị lừa đảo chiếm đoạt tiền thông qua các sàn giao dịch tiền ảo. Câu chuyện về đầu tư tiền ảo dưới hình thức đa cấp đã diễn ra “âm thầm” từ nhiều năm nay với nhiều thủ đoạn tinh vi. Nhưng điều đáng nói là loại tội phạm này đã len lỏi đến tận các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, gây nhiều hệ lụy. Nhận diện lừa đảo đầu tư tiền ảo như thế nào và giải pháp nào để ngăn chặn?
Gia tăng lừa đảo đầu tư tiền ảo ở khu vực vùng sâu, vùng xa - Giải pháp nào ngăn chặn?- Cảnh báo tình trạng “loạn” rao bán bộ thử nhanh Covid-19 chưa được cấp phép.- “Dòng chảy” lao động an toàn ở Lào Cai: Hiệu quả từ hoạt động kết nối, giới thiệu việc làm.- Loạt bài Đồng bằng Sông Cửu Long nỗ lực phục hồi kinh tế- Thích ứng linh hoạt với dịch bệnh hậu giãn cách. Bài cuối với tiêu đề: Chắt chiu từng cơ hội để phục hồi.
Mạo danh cơ quan điều tra để chiếm đoạt tài sản: Vì sao nhiều người sập bẫy?- Pháp nỗ lực bảo vệ hiệu sách truyền thống trước tác động từ các trang thương mại điện tử.- Niềm háo hức của khách du lịch TP.HCM khi được quay lại Mũi Né, Bình Thuận.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, trong 1 năm qua cả nước xảy ra gần 2.500 vụ lừa đảo trên không gian mạng, trong đó có 527 vụ đối tượng giả danh cơ quan tư pháp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Giả danh cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa vì liên quan đến vụ án đang điều tra. Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản ngân hàng để “phục vụ công tác điều tra”. Thủ đoạn lừa đảo tuy không mới nhưng vẫn khiến nhiều người “sập bẫy”, mất cả tỷ đồng. Vì sao cơ quan Công an đã liên tục cảnh báo nhưng vẫn có nhiều người “sập bẫy”? Làm thế nào để nhận diện và ứng phó với đối tượng nguy hiểm này?
Dịch COVID-19 hoành hành suốt thời gian qua đã làm thay đổi nhiều thói quen đã có trước đây. Nhiều hoạt động từ trực tiếp chuyển sang trực tuyến, do vậy mức độ sử dụng Internet của người dân ngày càng tăng. Sự gia tăng của các hoạt động trực tuyến trên môi trường mạng, cũng như lợi dụng tâm lý lo sợ lây nhiễm Covid-19, nhiều kẻ xấu đã mạo danh là nhân viên y tế, nhân viên nhà mạng, nhân viên an ninh… sử dụng các chiêu thức lừa đảo nhằm mục đích lấy tiền của người sử dụng. Làm thế nào để có thể nhận biết cũng như phòng tránh các xu hướng tấn công lừa đảo trực tuyến đang gia tăng trong mùa dịch? Vì sao rất nhiều kiểu lừa đảo trực tuyến đã trở nên khá phố biến, nhưng người sử dụng vẫn mắc bẫy? Chính sách pháp luật nào sẽ bảo vệ người sử dụng trên môi trường mạng? Đây sẽ là những vấn đề được ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc điều hành kiêm Nhà sáng lập Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar và ông Trần Việt Vĩnh - Tổng Giám đốc Công ty Fiin Credit cùng bàn luận:
- Triển khai tòa án điện tử để hướng tới sự công khai minh bạch trong hoạt động của ngành tòa án.- Xét xử trực tuyến: Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0.- Cảnh báo tình trạng lợi dụng dịch Covid19 để lừa đảo qua mạng.
Dự Lễ khai giảng cùng các thầy cô giáo Trường Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Yên Bái triển khai thí điểm mô hình “Trường học hạnh phúc”.- Chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải nỗ lực từ cấp xã, phường để tuyên truyền cho ngư dân hiểu và thực hiện.- Bộ Công an cho biết sẽ vào cuộc xử lý các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo tiền từ thiện.- Mỹ kích hoạt quan hệ ngoại giao với Afganistan trước lo ngại sự gia tăng của các phần tử khủng bố.- Cuba trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng đại trà vaccine phòng chống COVID-19 cho trẻ em từ 2-11 tuổi.
Đang phát
Live