Trước thực trạng ngày càng nhiều người dân Australia trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo, chính phủ nước này cho biết sẽ thành lập Trung tâm chống lừa đảo để hạn chế các vụ việc xảy ra và giảm thiệt hại cho người dân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023)- Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Uruguay chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Ngay sau hội đàm, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội hai nước- Bộ Công an cảnh báo mạo danh ngân hàng cho vay trực tuyến lãi suất thấp để lừa đảo- Tỉnh Quảng Ngãi đưa 244 tàu cá ra khỏi hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia do không đủ điều kiện hoạt động. Đây là một trong những biện pháp quyết liệt trong đợt cao điểm 180 ngày chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)- Các bên xung đột Sudan đạt thỏa thuận gia hạn ngừng bắn thêm 72 giờ để tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo cũng như sơ tán công dân nước ngoài- Lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vượt qua đồng Đô la Mỹ trong thanh toán xuyên biên giới
Phó Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng mắc giải ngân vốn đầu tư công đã được phân bổ- Cẩn trọng với app tài chính IDG AI kêu gọi đầu tư với lợi nhuận 150% mỗi tháng- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua khối ngoại quay đầu bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên toàn thị trường
Liên quan vụ mua bán đất nền các dự án bất động sản tại Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam do Công ty Cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị Công an tỉnh khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, nếu đủ yếu tố cấu thành tội “lừa đảo” sẽ khởi tố.
Theo ghi nhận từ Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 vừa qua đã ghi nhận gần 13.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Lợi dụng môi trường “ẩn - ảo” trên không gian mạng, nhiều chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi đã được kẻ xấu dựng nên để “bẫy” những người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về công nghệ…Đặc biệt với sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), những vụ mạo danh lừa đảo trên không gian mạng ngày càng khó bị phát hiện. Cần làm gì để nhận biết những hành vi lừa đảo công nghệ cao đang nở rộ trên không gian mạng như hiện nay? Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc như thể nào để ngăn chặn tình trạng này? Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngài Christian Hofer, Bộ trưởng Nông nghiệp Thụy Sĩ- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các bộ, ngành về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV- Người dân cần cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo trong mùa du lịch- Các Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, Syri, Nga và Iran họp tại Nga nhằm khôi phục lại quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria- Australia chi thêm 50 triệu đô la Australia để nghiên cứu về những tác động của covid 19 tới sức khỏe người dân
An ninh mạng và bảo mật thông tin đang là vấn đề nhức nhối tại Australia khi nước này trở thành nạn nhân của nhiều vụ tấn công và lừa đảo trên các nền tảng xã hội. An ninh mạng và bảo mật thông tin còn nhiều lỗ hổng đã tạo điều kiện để các đối tượng phạm tội tiếp cận và sử dụng thông tin đánh cắp được để tiến hành các vụ lừa đảo với tổng giá trị thiệt hại lên đến hơn 3 tỷ AUD trong năm qua.
Thời gian gần đây tại một số địa phương tái diễn chiêu trò lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng, hàng kém chất lượng trá hình dưới những cuộc hội thảo, giới thiệu sản phẩm, kèm “tặng quà khuyến mại” để dụ dỗ người dân mua hàng. Đây là những thủ đoạn không mới, nhưng vẫn có nhiều người tại các vùng quê trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này. Các đối tượng thường nhằm vào nhóm người cao tuổi, phụ nữ nhẹ dạ cả tin để lừa đảo, gây bức xúc trong dư luận.
Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.
Ngày 3/3/2023 xảy ra vụ việc phụ huynh ở TP.HCM bị kẻ xấu mạo danh nhân viên y tế, giáo viên gọi điện báo con bị tai nạn cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy và yêu cầu chuyển tiền để phẫu thuật. Đến nay, chiêu trò lừa đảo này vẫn tiếp diễn và không loại trừ trường hợp vẫn có phụ huynh mắc bẫy, mất tiền. Chính những người trong cuộc, người có liên quan như thầy cô giáo, cán bộ y tế, công an chỉ ra rằng, do nhiều phụ huynh yếu về công nghệ, thiếu thông tin hoặc tiếp cận thông tin không kịp thời khiến chiêu trò này có đất sống.
Đang phát
Live