Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Ngày 03/02/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân” mới - với khung giá sàn và giá trần đều tăng so với Khung giá cũ. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã có văn bản chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương hoàn thành các bản báo cáo tài chính liên quan, đồng thời xây dựng các phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Như vậy, lộ trình điều chỉnh tăng giá điện đã khá rõ ràng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà Chính phủ và các bộ ngành cần đánh giá kỹ các tác động của việc tăng giá điện đối với sản xuất và đời sống để quyết định mức tăng phù hợp. Và đâu là những việc cần làm ngay để chuẩn bị cho lộ trình tăng giá điện của Chính phủ trong thời gian tới?
Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này:
Mỗi người chọn cho mình một con đường để lập thân, lập nghiệp. Trên con đường của cuộc đời mình, sẽ có không ít vất vả, chông gai, nhưng bằng ý chí, quyết tâm, với những tính toán nhanh nhạy, sát với thị trường, anh Trần Văn Thặng, Phó Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Toàn Tân Phát hơn 20 năm trước, từ cảnh làm thuê trong nhà máy chế biến gỗ, đã trở thành ông chủ doanh nghiệp gỗ lớn ở Đồng Nai, sở hữu trong tay tài sản hàng trăm tỷ đồng.
Thời gian qua, không ít cán bộ cấp tỉnh, đến Trung ương làm đơn xin từ chức, thôi chức. Người từ chức vì liên quan đến sai phạm ở địa phương do mình phụ trách, người từ chức vì chưa hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu, hoặc không đáp ứng nhiệm vụ được giao. Việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ thực hiện theo Quy định 41 ngày 3/11/2021 của Ban Chấp hành Trung ương có tác động tích cực trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
Với nhận thức mới, cùng lối sống hiện đại, đa số người dân đã thay đổi được thói quen và hành động theo quan niệm cũ, lạc hậu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, hội hè, lễ lạt. Điều đó không đồng nghĩa nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian dần mai một và sẽ hoàn toàn biến mất. Nhiều người dân vẫn tranh thủ thời gian và điều kiện kinh tế, tới đình- đền-chùa-miếu, thư thái hưởng thụ cảnh sắc chốn linh thiêng, cầu sức khoẻ, bình an – một tín ngưỡng đơn thuần – đẹp và cần được lưu truyền! Đáng lo ngại, vẫn còn không ít người hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì mê tín dị đoan mà tìm đến chốn linh thiêng, tìm đến những cá nhân, tổ chức hành nghề bói toán, trục lợi từ hoạt động mê tín dị đoan, xin nọ, cầu kia…hại mình, hại người, gây mất trật tự an ninh xã hội. Vụ việc “cô đồng” bổ cau đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày gần đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh internet phổ cập, mạng xã hội phổ biến và chưa thể kiểm soát, điều này càng đáng lo ngại. PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn – Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận nội dung này,
Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đang có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn vị trí việc làm. Đây là cơ hội để người lao động mất việc, giãn việc sớm có công việc phù hợp trở lại.
28 doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhu cầu tuyển dụng 4.000 lao động làm việc trong nước và đi làm việc tại nước ngoài trong phiên giao dịch việc làm đầu năm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức mới đây. Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 17.000 lao động.
Năm 2022, kinh tế phục hồi nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,59%. Công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra (dưới 4%).Tuy nhiên sang năm 2023, Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều thách thức với tăng trưởng kinh tế, trong đó đáng chú ý là nguy cơ lạm phát tăng cao và sự gia tăng giá của các loại tài sản.
Thị trường tài chính tiền tệ 2023- Không thể chủ quan với lạm phát.- Hải Phòng: Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh từ những ngày đầu năm.
Đang phát
Live