- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc giữa Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai cơ quan giai đoạn 2016-2020.- Kiểm tra liên hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và cảnh sát biển Trung Quốc thành công tốt đẹp.- Trong khi các tỉnh miền Trung trải qua khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh và bão lũ, Bình Đình nổi lên là một điểm sáng khi tốc độ tăng trưởng dương, cao nhất trong khu vực.- Số người mắc Covid 19 đã gần chạm mốc 80 triệu người khiến nhiều quốc gia cấm tổ chức các sự kiện dịp Giáng sinh.- Trong khi đó, có thêm một biến thể mới của virus Sars-CoV-2 từ Nam Phi, dễ lây truyền và đột biến cao hơn so với biến thể mới được phát hiện ở Anh.- Tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia hàng đầu Trung Quốc - Alibaba chính thức bị điều tra, liên quan đến các hành vi độc quyền.- 10 sự kiện và vấn đề trong nước nổi bật năm 2020 do Đài TNVN bình chọn.
Theo ước tính, tăng trưởng kinh tế GDP của nước ta năm nay có thể đạt từ 2,5 đến 3%, đây là mức tăng đáng ghi nhận trong bối cảnh các nước trên thế giới đều sụt giảm mạnh tăng trưởng, thậm chí là tăng trưởng âm vì tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Có thể nói, kết quả này đã cho thấy đóng góp của Chính phủ trong điều hành kinh tế năm nay, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và khơi thông dòng chảy kinh doanh. Tuy nhiên, nếu điểm tên các sự kiện thì dường như năm nay Chính phủ dồn toàn lực vào các giải pháp cấp bách để phòng chống dịch Covid-19, có phần lơi lỏng việc nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách dài hạn về môi trường kinh doanh.
Quá trình cải cách thể chế kinh tế 5 năm qua tác động rõ nét, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong giai đoạn vừa rồi, khiến chất lượng thể chế chưa theo kịp tiến trình phát triển của đất nước. Dự thảo Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng, để tạo bước tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế. Mời quý vị và các bạn cùng phóng viên Đài TNVN nhìn lại để thấy những thành công, nhận diện những tồn tại, từ đó nêu những gợi mở trong xây dựng thể chế kinh tế nước ta trong giai đoạn tới.
Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 2:“Giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế 2021”.- Chuyên mục Kinh tế số có nội dung “Nhiều thách thức thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt”
- Loạt bài: “Điểm sáng” Việt Nam về tăng trưởng kinh tế và phục hồi nhanh sau Covid 19: Những bài học lớn trong điều hành. Bài 1 nhan đề: “Thực tế điều hành chính sách - Những bài học kinh nghiệm”.- Nỗ lực xúc tiến thương mại – phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh mới.- Chuyên mục Chuyện thị trường có nội dung “Lệch pha cung – cầu căn hộ tại TPHCM người thu nhập thấp khó mua nhà”
Kinh tế chia sẻ là mô hình tiêu dùng cộng tác, dựa trên cơ sở cùng khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có của hoạt động kết nối công nghệ số. Trong lĩnh vực vận tải, quá trình Grab vào Việt Nam từ năm 2016, đến nay, sau 4 năm hưởng các ưu đãi như đối với mô hình mới - kinh tế chia sẻ, Grab đã phát triển thị phần chiếm khoảng 70% thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam, hoạt động như một đơn vị kinh doanh vận tải, nhưng lại không chịu sự điều chỉnh đầy đủ của pháp luật kinh doanh tại Việt Nam. Chính vì vậy, khi Nghị định 126 về quản lý thuế có hiệu lực, Grab lập tức tăng cước phí và tăng tỷ lệ chiết khấu đối với các lái xe công nghệ, gây nên những phản ứng từ cộng đồng các lái xe công nghệ, thu hút sự chú ý của dư luận và các cơ quan quản lý. Biên tập viên Đài TNVN sẽ cùng bàn luận vấn đề này với Tiến sĩ, luật sư Vũ Văn Tính, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Những ngày qua, câu chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” giữa tài xế “đối tác” của Grab và công ty này, hay việc còn bất đồng về quan điểm thu thuế giữa Grab và cơ quan thuế đang thu hút sự chú ý của dư luận. Xã hội cũng có nhiều luồng ý kiến khác nhau về cách thức ứng xử với ứng dụng gọi xe, nay đã được Bộ Giao thông vận tải định danh là “vận tải hành khách” này. Bình luận của Biên tập viên Ngọc Diệu, qua sự thể hiện của Phát thanh viên Hoàng Sang.
Nội dung chính:- Cải cách kinh tế để nâng cao tính chống chịu và hướng tới phát triển bền vững.- Nâng cao chất lượng và hiệu quả lập Báo cáo tài chính Nhà nước, góp phần minh bạch nền tài chính công.- Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp phát triển thị trường cho các sản phẩm mang tính vùng miền ở Gia Lai.
Trong những năm qua, kiểm toán nhà nước bước đầu khẳng định được vai trò không thể thiếu được của mình trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát của nhà nước ta. Những kết quả kiểm toán trung thực, chính xác , khách quan của cơ quan kiểm toán nhà nước không chỉ giúp Chính phủ, Quốc hội đánh giá đúng tình hình thực trạng tài chính ngân sách nhà nước mà còn cung cấp các thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế. xã hội từ đó đề ra các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong việc sử dụng ngân sách.
- Năm 2021, kinh tế Việt Nam có thể phục hồi 7% Tạm nộp thuế thu nhập theo Nghị định 126: doanh nghiệp lo bị phạt nặng- ngành thuế và chuyên gia nói gì? Chuyện thị trường với nội dung: “Tổng lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng so với cùng kỳ- Thị trường trong nước có dấu hiệu hồi phục tốt.
Đang phát
Live