Xác định năm 2021 có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách và phát triển kinh tế xã hội nước ta: Là năm đầu thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025. Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, cùng với đó là những tác động từ bên ngoài (như sự thay đổi trong chính sách của từng quốc gia/khu vực hay các quan hệ kinh tế…) - ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19 (gói 62.000 tỷ đồng), nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
Dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành tài chính làm tốt hơn sứ mệnh đảm bảo huyết mạch nền kinh tế thông suốt an toàn, tạo nền tảng điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Đất nước.- Các tỉnh miền Bắc chìm trong băng giá. Nhiệt độ nhiều nơi như Mẫu Sơn của tỉnh Lạng Sơn và Phia Oắc của tỉnh Cao Bằng giảm còn âm 1 đến âm 9 độ C. Chính quyền và người dân các địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó đảm bảo sức khỏe đặc biệt cho người gìa và trẻ nhỏ.- Đại hội lần thứ 8 Đảng Lao động Triều Tiên xem xét toàn diện quan hệ liên Triều, tuyên bố mở rộng quan hệ đối ngoại “toàn diện”.- Sau ngày đen tối - hỗn loạn ở tòa nhà Quốc hội, nước Mỹ hướng tới chuyển giao quyền lực trong hòa bình với thông điệp hàn gắn và hòa giải.- Các nước nghèo sẽ bắt đầu nhận được những liều vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên từ cuối tháng này.
Nội dung chính:* Đón xu hướng chuyển dịch đầu tư năm 2021 sao cho chất lượng?* Khó khăn và cách thức thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, châu Phi.* Mục Kinh tế số: Cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế số ở Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát lệnh khởi công và thông tuyến kỹ thuật các dự án cao tốc trọng điểm phía Nam ở tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên tại Cần Thơ.- Chính phủ ban hành loạt giải pháp phát triển kinh tế năm nay, tiếp tục thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", vừa chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.- Hai ngày tới sẽ quyết định tương lai chính trường Mỹ với cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện vào ngày mai.- Số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tăng vọt những ngày đầu năm mới. Nhiều quốc gia tăng cường tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân.
- Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ.- Những nhóm cổ phiếu nào tăng mạnh trong năm 2021?.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
- Thủ tướng dự Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Di tích Bạch Đằng Giang.- Ngành Y tế thực hiện cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, trong đó đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát nhập cảnh.- Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đào tạo chính quy bậc Đại học cho lực lượng quản lý thị trường.- Ngày 7/1 sắp tới, cầu Thăng Long sẽ chính thức thông xe sau 5 tháng sửa chữa.- Ngoại trưởng Trung quốc đánh giá quan hệ Trung – Mỹ xấu đi là do chính sách sai lầm của phía Mỹ.- Chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại nhiều quốc gia diễn ra chậm chạp do những vấn đề về hậu cần và nguồn cung.
Hôm nay, 31/12, là ngày cuối cùng của năm 2020 – một năm kinh tế đầy biến động và đa phần là những tác động tiêu cực do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, thương hiệu Việt Nam trên thương trường quốc tế vẫn là “Điểm sáng” – Top đầu. Chúng ta đã vượt qua khó khăn-thử thách khách quan như thế nào và đâu là bài học đáng quý cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo? Xin mời quý vị hãy cùng các chuyên gia kinh tế, các doanh nhân-doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề trong 20 phút của chương trình
- Chính phủ đặt mục tiêu GDP 2021 thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm lên mức 6,5%. - Nhìn lại việc triển khai các gói hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 năm 2020. - Thị trường bất động sản đang được kiểm soát tốt và phát triển đúng hướng?
Có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký gần 100 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã và đang cho thấy ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế và khu vực. Tinh thần “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” được nêu từ Đại hội Đảng lần thứ IX, trải qua các kỳ đại hội, ngày càng có sức lan tỏa, góp phần tạo nên một Việt Nam mạnh mẽ, tự cường không chỉ “dong thuyền ra biển lớn”, mà còn “giữ vững tay chèo vượt sóng dữ”, trở thành một thành viên tích cực, chủ động định hình cuộc chơi trên bản đồ kinh tế thương mại toàn cầu.
Nội dung chính:* Nỗ lực hoàn thành Đường dây 500kV mạch 3 - Công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng XIII.* Giải pháp quản lý, phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số Việt Nam.
Đang phát
Live