Đảm bảo vận hành an toàn, thông suốt hệ thống truyền tải điện quốc gia mùa mưa bão trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến khó lường.-Kinh tế tuần hoàn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam./.
- Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp để đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an toàn cho người lao động. - Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đăng Minh, Viện Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch công ty tư vấn GKM Việt Nam về những mô hình điều chỉnh sản xuất kinh doanh thời Covid.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều hệ luỵ về kinh tế nhưng cũng là chất xúc tác thúc đẩy chuyển đổi kinh tế số. Thực tế cho thấy, dưới tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ, người dân và doanh nghiệp đã thực sự chuyển mình trong nền kinh tế số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, tiến trình chuyển đổi số vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: không đồng đều trong thích ứng với sự thay đổi của công nghệ; hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa tạo điều kiện cho chuyển đổi số và sự xuất hiện của các mô hình kinh tế số mới, cơ sở hạ tầng kinh tế số còn hạn chế... Cách tiếp cận lập pháp trong khung cảnh chuyển đổi số là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay.
Tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng 2 kịch bản phục hồi và phát triển kinh tế quý IV năm 2021 với mục tiêu tiếp tục thực hiện “vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế”, từng bước thích ứng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới.
- Khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc - Kỹ thuật trồng Cam theo tiêu chuẩn VietGap - Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Quy hoạch tốt để phát triển kinh tế biển + Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Cà Mau + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
- Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Quy hoạch phát triển kinh tế biển bền vững + Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ , Chi cục Trưởng Chi cục thủy sản Cà Mau về phát triển ngành thủy sản của tỉnh. + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
Thiếu điện – một câu chuyện không mới và là thực trạng mà nhiều quốc gia phải đối mặt. Tuy nhiên khi tình trạng này xảy ra ở nền kinh tế lớn như Trung Quốc, những thiệt hại và nhiều câu chuyện kéo theo đó rất đáng quan tâm. Khủng hoảng điện ở Trung Quốc không những khiến nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất mà còn làm chậm nền kinh tế của quốc gia tỉ dân và tạo áp lực cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Nguyên nhân của chuyện thiếu điện tại Trung Quốc cũng có thể là bài học cho phần còn lại của thế giới trong việc cân bằng bài toán năng lượng cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Một số vấn đề kinh tế - xã hội năm 2021-2022 được đề cập trong bài phát biểu khai mạc hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy thông điệp rất mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước về quá trình phục hồi, phát triển kinh tế trong tình hình mới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế, ban hành ngay trong tháng 10 này.- Bình luận: Đoàn kết, linh hoạt – nhân lên sức mạnh vượt qua đại dịch.- Bộ Công an tích hợp thẻ xanh COVID-19 trên căn cước công dân. Đã có 45 triệu căn cước công dân gắn chíp được cấp cho người dân.- Thành phố Hồ Chí Minh cho phép người dân sử dụng phương tiện cá nhân di chuyển đến các tỉnh lân cận từ ngày mai (4/10).- Mỹ, Pháp tìm cách khôi phục lòng tin và xây dựng lại các mối quan hệ ngoại giao.- Thủ tướng Anh khẳng định, tình trạng khủng hoảng nhiên liệu ở nước này là do nhu cầu tăng.
Hoa Kỳ trao tặng thêm cho Việt Nam gần 1 triệu 500 nghìn liều vaccine Pfizer qua cơ chế COVAX- Bộ Công an đang xác minh đơn tố cáo một số cá nhân hoạt động gây quỹ, quyên góp từ thiện cứu trợ- Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố rút khỏi chính trường- Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay
Đang phát
Live