Trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 28 do New zealand chủ trì, Hội nghị bộ trưởng APEC sẽ diễn ra hôm nay và ngày mai, còn Hội nghị cấp cao APEC sẽ được tổ chức vào ngày 11 và 12/11 theo hình thức trực tuyến. Với chủ đề xuyên suốt “Cùng phối hợp - Cùng hành động - Cùng tăng trưởng”, Hội nghị lần này mở ra cơ hội cho các nền kinh tế thành viên APEC cùng bàn thảo, đưa ra những cam kết hành động nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 mang lại, để hướng tới phục hồi bền vững.
Bắt đầu chương trình đợt họp thứ 2, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, sáng nay các đại biểu thảo luận tại hội trường về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.- Cần khoản đầu tư lên đến 400.000 tỷ đồng để nâng công suất mạng lưới cảng hàng không của nước ta trong 10 năm tới.- Nhiều địa phương thay đổi các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca F0 trong cộng đồng tăng lên.- Nâng cao hiệu quả của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong ứng phó với khủng hoảng Covid-19 và hỗ trợ cho việc phục hồi, là chủ đề bao trùm được thảo luận tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2021.- Sau 20 tháng áp dụng các giới hạn đi lại, nước Mỹ sẽ mở cửa trở lại biên giới trên bộ và trên không đối với hành khách nước ngoài đã tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.
- Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc khi biến động - Nông thôn mới: - Vĩnh Phúc: Phấn đấu nâng cao tiêu chí môi trường - Bảo vệ đàn gia cầm bằng giải pháp chăn nuôi liên kết - Phỏng vấn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăm sóc hoa lan chuẩn bị thị trường hoa Tết - Hoạt động kiểm ngư gặp khó do quy định pháp luật chưa cụ thể.
-Những điểm sáng và những điều cần lưu ý trong phục hồi kinh tế - nhìn từ số liệu thống kê tháng 10 và 10 tháng, năm 2021.- Ban Quản lý dự án công trình điện miền Bắc: Coi trọng ứng dụng công nghệ trong quản lý các dự án truyền tải điện
EVFTA - Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới.- Đà Nẵng nỗ lực phục hồi kinh tế trong điều kiện mới.Vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Một trong những sự kiện quốc tế đa phương đáng chú ý diễn ra tuần này là Hội nghị thượng đỉnh của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Rome, Italia. Phiên họp kéo dài 2 ngày, hôm qua và hôm nay là hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên của G20 kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Diễn ra ngay trước thềm hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu, Hội nghị thượng đỉnh G20 không vì thế mà bị lu mờ khi hàng loạt vấn đề cần sự đồng thuận của các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Covid-19, biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng, thuế tối thiểu toàn cầu hay xóa nợ cho các quốc gia nghèo… Những nội dung nổi bật nào đạt được sự đồng thuận ở Hội nghị quan trọng này? Những vấn đề gì còn tồn tại của cơ chế G20?
Chuyến đi của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính dự COP26 có ý nghĩa quan trọng truyền thông điệp tới người dân và doanh nghiệp Anh về những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về chống biến đổi khí hậu và những chính sách của Việt Nam thu hút đầu tư vào các lĩnh vực hợp tác hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh.
Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu. Trong đó, bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Trước phiên thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, bên hành lang quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng: Cần có nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và việc làm cho người lao động.
Dự và phát biểu tại phiên họp cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề: Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh Châu Phi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu 5 đề xuất để quốc tế hỗ trợ châu Phi tái thiết và phát triển, ứng phó và phục hồi sau đại dịch.- Lần đầu tiên, Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ về sự kiện này.- Quốc hội thảo luận kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.- Bộ Y tế phê duyệt 2 loại vắc xin phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em.- Anh chính thức công nhận hộ chiếu vắc xin Việt Nam đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin.- Tổng thống Joe Biden lần thứ 2 thăm châu Âu, khẳng định uy tín của nước Mỹ trên trường quốc tế.- Trong một động thái làm gia tăng căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung, các Thượng nghị sỹ Mỹ đề xuất dự luật kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa Đông ở Trung Quốc.- Tập đoàn công nghệ Facebook đổi tên với tham vọng xây dựng tầm nhìn “đa vũ trụ ảo”, song cũng có ý kiến cho rằng, đây chỉ là cách lèo lái dư luận giữa tâm bão chỉ trích.
Thưa quí vị và các bạn! Sáng nay, 29/10, tại Hà nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức “Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Tham dự Hội nghị có đại diện các Bộ, ngành, địa phương, đại diện một số Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, giới học thuật, chuyên gia nghiên cứu. PV Xuân Lan đưa tin:
Đang phát
Live