Cần có những điều chỉnh cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng cho phù hợp hơn với thực tiễn để người dân có thể “sống được” từ rừng. Đó là một trong những kiến nghị của tỉnh Bắc Kạn tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TƯ ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn diễn ra sáng nay tại Bắc Kạn:
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Phó Thủ tướng tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia Pờ-rạ Xộ-khon.- Làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị thanh niên phải đi đầu thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.- Trước buổi đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ với thanh niên diễn ra vào sáng mai về chủ đề Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0, nhiều bạn trẻ mong muốn Chính phủ có cơ chế đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao.- Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập tổ công tác chống buôn lậu hàng không sau vụ phát hiện có ma tuý trong hành lý của 4 tiếp viên hàng không.- Giá xăng, dầu trong nước đồng loạt giảm mạnh từ chiều nay.- Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga nhằm tìm kiếm vai trò “kiến tạo hòa bình” cho cuộc xung đột Ucraina, trong khi Thủ tướng Nhật Bản Fumyo Kishida hôm nay bất ngờ tới thăm Ucraina và có cuộc hội đàm với Tổng thống Ucraina.- Các nhà tài trợ cam kết tài trợ 7 tỷ ơ rô cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đất.
Kinh tế xanh, chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp, hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung là nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp bắt kịp xu thế phát triển.
Ngày 16/03, Tổng thống Putin đã tham dự phiên họp toàn thể của Đại hội thường niên Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga. Nhà lãnh đạo Nga tuyên bố, lạm phát của Nga trong tháng 3 thấp hơn các nước châu Âu và sẽ sớm quay lại mức mục tiêu. GDP của Nga sẽ tăng đáng kể từ quý 2 năm nay.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6.3% năm nay.- Những tín hiệu hồi phục trên thị trường BĐS.- Trên thị trường chứng khoán khối ngoại mua ròng liên tiếp
Đổi mới, không đổi màu.- Lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ do kho bạc Nhà nước phát hành đang tiếp tục xu hướng giảm.- Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha thúc đẩy “hành lang xanh” ứng phó khủng hoảng năng lượng.- Ngân hàng thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,3% trong năm nay
Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 19 xác định xây dựng “Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Trung du và miền núi phía Bắc tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Khu công nghệ cao được hình thành sẽ nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, đồng thời xây dựng được thương hiệu ngành công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Thực hiện nội dung này, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp để phát triển kinh tế lâm nghiệp và phấn đấu sớm trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao.
Bộ trưởng ngoại giao Hungary Szijjarto cho biết nước này kiên quyết phản đối việc cắt đứt hợp tác kinh tế giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc bởi sẽ gây nguy hiểm cho nền kinh tế của châu Âu trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn gây nhiều dư chấn nặng nề tới các nền kinh tế trong khối.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: điểm sáng là đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực thời gian tới. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư !
Đang phát
Live