
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay.
Bức tranh kinh tế xã hội năm 2024 có điểm sáng khi tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt khoảng 6,8 đến 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù vậy, sức khỏe của các doanh nghiệp chưa thực sự ổn định, giải ngân vốn đầu tư vẫn cần thúc đẩy, các dự án chưa được khơi thông để phát triển. Trong rất nhiều nguyên nhân, cần nhận diện thẳng thắn để có giải pháp thực chất hơn. Vì thế, tại phiên họp thứ 38 khi cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về nội dung này, các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị quyết liệt khắc phục độ trễ của chính sách khi đi vào cuộc sống.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng của năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025. Đây là nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học tại Tọa đàm đối thoại chính sách chủ đề “Phục hồi tăng trưởng – Triển vọng và thách thức”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách phối hợp với kênh Truyền hình Quốc hội tổ chức tại Hà Nội sáng nay (15/10).
- Đường sắt tốc độ cao sẽ kết nối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm- Phỏng vấn ông Chu Văn Tuân, Phó Giám đốc Ban QLDA Đường sắt về tác động thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của ĐSTĐC- Khu thương mại tự do, làn gió mới thu hút doanh nghiệp vào Đà Nẵng
Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID: tạo thuận tiện tối đa cho người dân- Tháo gỡ khó khăn trong cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất- Tổng cục thuế nghiên cứu, đề xuất sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế- Những người “bảo dưỡng” thời gian- NATO tính toán điều chỉnh chiến lược với Nga
Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
Trước những thách thức từ thiên tai, các doanh nghiệp Lào Cai đã nhanh chóng chứng tỏ bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm, không chỉ giúp phục hồi kinh tế địa phương mà còn lan tỏa những giá trị tích cực trong cộng đồng, thông qua nhiều hành động thiết thực.
Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Vượt qua nhiều khó khăn, 9 tháng năm nay nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ kết quả này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra kịch bản điều chỉnh, phấn đấu tăng trưởng quý 4/2024 khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. Cùng nhìn nhận về những yếu tố góp phần làm nên kết quả tăng trưởng 9 tháng qua; những khó khăn, thách thức cần hóa giải, tháo gỡ, cùng những khuyến nghị chính sách, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, tạo đà “tăng tốc” cho năm 2025 – năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 với khách mời bàn luận về nội dung này là TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Đang phát
Live