Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa- Tại sự kiện này, Khánh Hòa lựa chọn, trao quyết định chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ với tổng vốn đầu từ hơn 100 nghìn tỷ- Hơn 200 chuyên gia, doanh nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2- Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại TPHCM đang thu hút nhiều du khách quốc tế-Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấp thuận Phần Lan gia nhập tổ chức NATO- Hàng nghìn người ở Bồ Đào Nha tuần hành để phản đối tình trạng giá nhà tăng vọt khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn
“Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, là động lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII, còn nhiều vấn đề cần định hướng, cần được quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy”. Đây là nhận định, phân tích của các chuyên gia, doanh nhân, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ II, diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Diễn đàn có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu chuyên gia, doanh nhân trên mọi miền đất nước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu. Trong đó, bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Trước phiên thảo luận về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, bên hành lang quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng: Cần có nhiều giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và việc làm cho người lao động.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân với sự phát triển của đất nước.- Chính phủ ban hành Nghị quyết “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, trong đó thực hiện mục tiêu kép, đưa nước ta chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất.- Các địa phương đồng loạt thí điểm hoạt động trở lại xe khách liên tỉnh từ hôm nay đến ngày 20/10.- 8 địa phương khu vực Bắc Trung bộ và miền Trung chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với cơn bão số 8 dự kiến đêm nay 13/10 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển và đất liền nước ta.- Liên minh châu Âu (EU) huy động 12 tỷ euro trong đợt phát hành trái phiếu xanh lớn nhất thế giới.- Pháp công bố kế hoạch đầu tư mới trị giá 30 tỷ euro nhằm phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn giúp Pháp cạnh tranh với các siêu cường Mỹ, Trung Quốc trong tương lai.
Cải cách để hiện đại hóa nền kinh tế là một trong những mục tiêu phát triển đất nước quan trọng của chính phủ Cuba. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là tâm điểm của quá trình cải cách này. Hoạt động tư nhân - đã được cho phép ở Cuba từ năm 2010, nhưng vẫn chỉ được giới hạn trong một danh sách các ngành do nhà nước quy định với khoảng hơn 600.000 đăng ký hợp pháp, bao gồm cả những hình thái doanh nghiệp hoạt động với mô hình tương đối sơ khai. Mới đây, chính phủ Cuba đã quyết định mở cửa phần lớn cho nền kinh tế tư nhân – động thái bước ngoặt trong cải cách kinh tế ở quốc gia vùng Caribe này. Quyết định mới này kéo theo sự thay đổi, vận động ra sao với nền kinh tế Cuba?
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa thành lập “Tổ hỗ trợ doanh nghiệp” trên địa bàn, gồm 17 thành viên, do Chủ tịch UBND làm Tổ trưởng. Hai tổ phó là 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cần nhìn nhận ra sao về nỗ lực này của tỉnh Lào Cai, trong bối cảnh dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, chiến dịch tiêm vắc-xin COVID19 được tiến hành, trạng thái “bình thường mới” đang dần trở lại. Và đâu là những vấn đề đặt ra trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khơi thông dòng chảy kinh tế trên cả nước nói chung? - PV Đài TNVN cơ quan thường trú Tây Bắc và chuyên gia kinh tế cùng đề cập vấn đề này.
- Cách tiếp cận mới trong thiết kế chính sách phát triển kinh tế tư nhân.- Bảo hiểm trách nhiệm – công cụ bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro Covid-19.- Cao điểm quyết toán thuế và tiện ích từ quyết toán thuế điện tử.
Đang phát
Live