
“Khi doanh nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”, đã có rất nhiều lợi ích đạt được cho cả doanh nghiệp, ngành điện và nhà nước. Trong đó, lợi ích đáng kể nhất đó là góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô khi nhu cầu điện tăng cao. Đó là nội dung bài đầu tiên trong loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn được phát sóng trong chương trình hôm qua. Và, mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007, nhưng đến nay, chương trình này vẫn đang được thực hiện theo hình thức “phi thương mại”, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện tham gia, hỗ trợ của khách hàng qua sự kêu gọi của các đơn vị điện lực, “Cần cơ chế để doanh nghiệp tham gia Quản lý nhu cầu điện/điều chỉnh phụ tải điện” (DSM/DR) là nội dung bài 2, cũng là bài cuối của loạt bài này.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội, trong tháng 5/2024, các lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 1200 vụ, xử lý hành chính hơn 1000 vụ vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn thành phố, thu nộp ngân sách nhà nước trên 74 tỷ đồng. Con số này cho thấy, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn ra phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm nay. Các đại biểu đánh giá, kinh tế của nước ta duy trì tăng trưởng khá, kinh tế vĩ mô ổn định trong khi thế giới có nhiều bất ổn. Tuy nhiên các đại biểu cũng bày tỏ lo lắng khi số doanh nghiệp rút khỏi thị trường với tỉ lệ cao, nhiều dự án đầu tư dở dang, tài sản công sử dụng chưa hiệu quả. Nhấn mạnh điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, các đại biểu cũng đề nghị cần kiểm soát độ mở của nền kinh tế, quan tâm đến thị trường nội địa 100 triệu dân; đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương để phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo.
- Hoạt động đăng kiểm sau một năm khủng hoảng - Nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam trên công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối - Lạng Sơn triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua cửa khẩu.
Sử dụng điện tiết kiệm là cấp thiết và cấp bách.- “Đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp”.- Sân khấu cho thiếu nhi, trăn trở để hấp dẫn khán giả nhỏ.- Kinh tế Đức tăng trưởng dương trong quý 1/2024.- Pháp - Đức hâm nóng quan hệ đồng minh vì tương lai châu Âu
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 20 ngày 8/6/2023 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo của Chính phủ với những giải pháp hết sức toàn diện về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả và yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ … Đây thực sự là những giải pháp quan trọng, cấp bách nhằm tiếp tục duy trì ổn định an ninh năng lượng, phát triển bền vững ngành điện.
Nhu cầu tiêu dùng điện cho sản xuất và đời sống liên tục tăng cao, với mức tăng trưởng phụ tải điện 4 tháng đầu năm lên tới hơn 12,4%, cao hơn nhiều so với kế hoạch cung cấp điện cao điểm mùa khô. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Công điện, Chỉ thị về các giải pháp đảm bảo điện. Trong đó, yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg về “tăng cường tiết kiệm điện”. Vì sao sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả lại được xác định là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo điện? Diễn đàn chủ nhật ngày 26/5/2024 có chủ đề “Dư địa tiết kiệm điện nhìn từ Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, với sự tham gia bàn luận của ông Cù Huy Quang - đại diện Vụ TKNL & PTBV, Bộ Công Thương và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.
Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước nước ngoài. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, quản lý thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng: Nhiều lợi ích đạt được.
Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông về vai trò của việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp đầu tư công nghệ, quản lý phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu quả… qua đó, hỗ trợ khách hàng chủ động theo dõi, kiểm soát được nguồn năng lượng, nguồn điện sử dụng. Điều này cùng lúc đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và ngành điện.
Đang phát
Live