Năm 2024 nước ta có khoảng 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 doanh nghiệp khởi nghiệp có giá trị hơn 1 tỷ USD và 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không chỉ khẳng định vị thế trong nước mà còn vươn ra chinh phục thị trường quốc tế, tạo nên hình ảnh một Việt Nam trẻ trung, sáng tạo và đầy tiềm năng trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, để chuyển sang giai đoạn phát triển mới và hội nhập sâu rộng, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo vẫn còn đối mặt với những thách thức lớn.
Sáng 16/12, tại Vĩnh Phúc, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức họp báo công bố sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai năm 2024” (Techfest VinhPhuc 2024)
Mười năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đổi mới mô hình kinh doanh. Năm 2024, chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng lên vị trí 56, xếp thứ 5 tại Đông Nam Á và thứ 12 tại châu Á - Thái Bình Dương; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cũng tăng 4 bậc, đứng thứ 44/133 quốc gia và nền kinh tế. Đây là minh chứng cho sự năng động và vị thế ngày càng được khẳng định của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Chương trình khởi nghiệp hôm nay với chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo: Một năm nhìn lại và những rào cản cần khơi thông”, chúng ta cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được và nhận diện những khó khăn, vướng mắc, đồng thời gợi mở những giải pháp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam trong thời gian tới. Khách mời của chương trình là Tiến sỹ Nguyễn Thị Phan Thu, Giảng viên Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội và Doanh nhân Nguyễn Đức Quý, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ công nghiệp Vconnex.
Với mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, TP Hải Phòng đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Thành phố đã tạo ra một cộng đồng khởi nghiệp vững mạnh và đang xây dựng môi trường kết nối mạnh mẽ các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với khu vực và quốc tế.
Sáng nay 8.12 tại Hà nội diễn ra Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia lần thứ 5 với chủ đề: “Công nghệ Trí thông minh nhân tạo và Thương mại điện tử xuyên biên giới”. Diễn đàn là nơi chia sẻ tầm nhìn, kiến thức và kinh nghiệm của cộng đồng khởi nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Đây cũng là nơi khởi nguồn cho những chiến lược và sáng kiến thiết thực, nhằm định hình phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, kết nối song phương giữa nhà đầu tư với các địa phương. PV Xuân Lan thông tin:
Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia, những năm vừa qua, nhiều phụ nữ đã và đang không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khởi nghiệp trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, áp dụng quy trình sản xuất xanh, sạch, công nghệ tiên tiến để làm ra các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với môi trường và sức khỏe của ngưởi tiêu dùng.Khách mời tham gia chương trình là chị Nguyễn Thị Mến - Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại MOM BEAUTY (tỉnh Nghệ An) và chị Phạm Thị Nhung - Phó Giám đốc Hợp tác xã Thái Nguyên ToTa.
Nên có hành động tri ân thầy cô thế nào khi nhiều địa phương và trường học đề nghị không tặng quà giáo viên trong ngày 20/11?- Cách thức bảo tồn các giống cây trồng bị lãng quên tại Chile- Hiệu quả của Mạng lưới hỗ trợ thanh niên Cần Thơ khởi nghiệp
Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Cùng trò chuyện với các vị khách mời: - Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Thưa quý vị và các bạn. Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các DNKN vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Phát triển thương hiệu – gia tăng giá trị sản phẩm DNKN”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với: - Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.
Đang phát
Live