
VOV1 - Tròn 12 năm kể từ ngày thành lập (12/7/2013 – 12/7/2025), Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân đã khẳng định vững chắc vị thế là một trong những đơn vị tàu mặt nước chính quy, hiện đại, đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vùng biển, thềm lục địa phía Nam Tổ quốc.
VOV1 - Mỹ- Nhật Bản và Philippines thảo luận về việc tăng cường hợp tác an ninh và tái khẳng định cam kết bảo vệ hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực ở Biển Đông.
VOV1 - Với bản lĩnh, sự chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao, Vùng 2 Hải quân đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong công tác đối ngoại quân sự của Quân chủng, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Hải quân nhân dân Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Những năm gần đây, phụ nữ Điện Biên ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng, khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế địa phương, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 09/09 đã tổ chức Phiên thảo luận mở với chủ đề “Tăng cường hoạt động gìn giữ hoà bình: suy ngẫm cho tương lai” dưới sự chủ trì của Slovenia, nước Chủ tịch Hội đồng bảo an tháng 9/2024. Tham dự và phát biểu tại sự kiện có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách chính trị và xây dựng hoà bình, đại diện một số tổ chức quốc tế và gần 70 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, Tổng thống Indonesia chủ trì Diễn đàn Indonesia - châu Phi (IAF) lần thứ 2 và Diễn đàn cấp cao về quan hệ đối tác nhiều bên liên quan tại tỉnh Ba-li. Indonesia mong muốn qua diễn đàn này, tinh thần Bandung được thông qua từ Hội nghị Á-Phi hồi năm 1955 sẽ làm nền tảng để tiếp tục phát triển hợp tác giữa Indonesia và các nước châu Phi. Theo giới quan sát, các diễn đàn lần này nằm trong chiến lược đa dạng hóa các đối tác chính của Indonesia như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản. Công cuộc này càng trở nên cấp thiết khi nền kinh tế các nước - đặc biệt là Trung Quốc đang tiếp tục gặp khó. Liệu chiến lược “tăng tốc xích lại gần châu Phi” của Indonesia đang “định vị” nước này ở vị trí nào trong đường đua với các nước lớn? PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia phân tích rõ hơn vấn đề này.
Có thể nói rằng, trong năm 2023, thế giới tiếp tục trải qua vô vàn khó khăn, thách thức và dự báo năm 2024 vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn khó lường. Giữa đại dương nhiều sóng gió ấy, Việt Nam như một con tàu đầy bản lĩnh, giữ vững thăng bằng, phát huy nội lực và tận dụng tốt các cơ hội để vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước. Để làm sáng rõ hơn câu chuyện BẢN LĨNH VIỆT NAM, khách mời đặc biệt cùng tham gia bàn luận trong chương trình hôm nay là PGS. TS. Lê Hải Bình - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ở giai đoạn lịch sử nào, nông dân cũng luôn giữ vị thế vô cùng quan trọng và cũng là lực lượng phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn. Bây giờ, nông dân tiếp tục khẳng định vị thế làm chủ của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh những chính sách, Nghị quyết thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, họ cũng rất cần được hỗ trợ, dẫn dắt bởi một tổ chức hội gần gũi, thấu hiểu tâm nguyện cũng như đủ khả năng để giúp họ thích ứng trong tình hình mới. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023- 2028 đang diễn ra tại Hà Nội sẽ đề ra những phương hướng, giải pháp cho sự phát triển của nông dân và tổ chức hội trong 5 năm tới.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2023.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Hạ viện Thái Lan.- Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội chất vấn nhiều vấn đề nóng liên quan đến thoát nước, xử lý chất thải, cũng như việc đẩy nhanh các dự án chậm triển khai.- Tổng thống Nga Vladimir Putin có chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi đến Trung Đông nhằm tìm cách tái khẳng định vai trò của Nga trên trường quốc tế và tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia Trung Đông.- Tổng thư ký Liên hợp quốc lần đầu kích hoạt điều 99 hiến chương Liên hợp quốc.
2023 là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực - đồng hạng với Philippines. Trong bối cảnh chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh mẽ từ cấp vĩ mô đến từng người dân, vị trí này được dự báo duy trì đến năm 2025. Đây là thông tin mới được các tổ chức quốc tế uy tín lĩnh vực số hoá toàn cầu gồm Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu - công bố, nhận được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý, thương mại điện tử đóng góp tích cực nhất cho tăng trưởng kinh tế số Việt Nam, đưa Việt Nam thuộc top 5 quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Đây là minh chứng cho thấy Chính phủ có cơ sở khi chủ trương thúc đẩy thương mại điện tử trở thành lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Điều quan trọng là trong xu hướng phát triển đó, giá trị tăng trưởng đã tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng hay chưa và đâu là vấn đề cần quan tâm trong nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong của thương mại điên tử trong nền kinh tế số Việt Nam? Ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công thương cùng bàn luận câu chuyện này.