
Tối ngày 30/1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã công bố kết quả bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gồm 180 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.
I- Danh sách Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trúng cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14, Quốc hội đã dành nhiều thời gian tập trung cho công tác lập pháp, thể chế hóa kịp thời Hiến pháp năm 2013, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh tế, xã hội, cho việc kiện toàn bộ máy tổ chức, chính quyền địa phương. Quốc hội thể hiện trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng các văn bản luật, thể hiện sự kiên quyết với những văn bản không đảm bảo yêu cầu. Mặc dù vậy, công tác lập pháp vẫn tồn tại những có những hạn chế, bất cập cố hữu qua nhiều nhiệm kỳ chưa được khắc phục. Đó là tình trạng luật không thống nhất, chồng chéo, mâu thuẫn, văn bản hướng dẫn luật chậm ban hành, thiếu hoặc hướng dẫn không đúng với quy định của luật. Những tồn tại này đặt ra đòi hỏi công tác lập pháp tiếp tục đổi mới trong nhiệm kỳ mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học. Cùng lắng nghe câu chuyện của Giảng viên Nguyễn Thị Lệ Hằng ở Khoa Kinh tế và Kế toán (Trường Đại học Qui Nhơn- Bình Định) tuổi đời còn trẻ nhưng rất tâm huyết với việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn phát triển của các doanh nghiệp.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng một chương trình giáo dục tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới. Việc biên soạn sách giáo khoa được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, với nhiều bộ sách khác nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn không ít những bất cập, băn khoăn về những tồn tại đang hiện hữu của chương trình và sách giáo khoa mới. Vậy sau một học kỳ tổ chức dạy và học theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, các nhà trường đã thực hiện việc dạy học như thế nào, đánh giá kết quả học kỳ vừa qua ra sao? Cùng trao đổi vấn đề này kỹ hơn với vị khách mời là ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ quốc gia về Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng họp phiên trù bị, thông qua các qui chế, chương trình làm việc của Đại hội.- Đại biểu, cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước bày tỏ kỳ vọng Đại hội lần thứ 13 của Đảng sẽ tiếp tục hoạch định đường hướng phát triển đất nước một cách toàn diện, đưa đất nước vào chặng đường phát triển mới.- Đoàn học sinh Việt Nam thắng lớn tại kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế lần thứ 17 tổ chức tại Indonesia khi giành 20 huy chương các loại, trong đó có 2 huy chương vàng môn toán học.- Cục Hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cảnh báo nhiều hãng hàng không mở bán vé Tết nguyên đán vượt quá cấp phép.- Các địa phương ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ chủ động thời gian lấy nước đổ ải đợt 2 vụ Đông Xuân 2020 - 2021.- Hôm nay, khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 50 năm, Diễn đàn Kinh tế thế giới không diễn ra tại Thụy Sỹ.- Trung Quốc từ chối xác nhận việc binh lính nước này va chạm với binh lính Ấn Độ tại khu vực biên giới phía Bắc bang Xích-kim của Ấn Độ, khiến nhiều người bị thương.
Trong 365 ngày vừa qua, bên cạnh thành công nổi bật khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid 19, ngành y tế còn ghi dấu ấn khi tiếp tục đào tạo và đưa hàng trăm bác sỹ trẻ có trình độ khá, giỏi tăng cường về vùng khó khăn, giúp phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hẹp khoảng cách chăm sóc sức khỏe giữa các vùng miền. Từ những câu chuyện mang ý nghĩa và lan tỏa những giá trị cho cộng đồng của các thầy thuốc trẻ thời gia qua còn cho thấy, để có đội ngũ thầy thuốc chất lượng thì công tác đào tạo cần được thực hiện chỉnh chu, nghiêm túc và khoa học thay vì tình trạng mở ngành đào tạo y dược ào ạt như thời gian gần đây. Trao đổi về nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu 2 vị khách mời là TS Phạm Văn Tác, Giám đốc Dự án Đưa bác sỹ trẻ tình nguyện về cơ sở, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế và PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Hai vụ tai nạn thương tâm khiến 2 học sinh tử vong khi đang tham gia hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Hai vụ tai nạn xảy ra đang cho thấy những bất cập, thậm chí là lỗ hổng trong quản lý hoạt động ngoại khóa ở một số trường. Ở không ít nơi, hoạt động ngoại khóa với mục tiêu bổ trợ kiến thức cho học sinh và giúp học sinh khám phá thiên nhiên, nhưng lại biến thành những chuyến vui chơi không phù hợp, thậm chí là nguy hiểm cho học sinh. Vì sao lại có tình trạng này và đâu là giải pháp ngăn chặn những trường hợp tương tự xảy ra? Trách nhiệm của nhà trường, sở giáo dục và lớn hơn là Bộ Giáo dục và đào tạo cần đặt ra như thế nào để hoạt động ngoại khóa đúng mục đích. Nội dung sẽ có trong mục Tiêu điểm ngay sau đây với phần trình bày của BTV Thanh Trường:
- Bất an trước hoạt động ngoại khóa.- Gạo Việt Nam: Khẳng định giá trị tại các thị trường khó tính.- Palestine tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên sau 15 năm: Tín hiệu tích cực đoàn kết Palestine?- Thành phố vùng biên Móng Cái siết chặt các phòng tuyến chống dịch.- Doanh nghiệp nỗ lực bảo đảm thưởng Tết cho người lao động.
Thưa quý vị! Tiềm lực khoa học công nghệ (KHCN) của Việt Nam thời gian qua đã tăng nhiều. Minh chứng là số công bố quốc tế của chúng ta trong năm 2020 tiếp tục tăng. Rồi năm 2020, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao trong bảng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, khi đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế, dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Chưa kể, năm 2020, KHCN và đổi mới sáng tạo cũng đóng góp quan trọng trong việc giúp Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%- là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Tuy vậy, như nhận định của các chuyên gia, hoạt động KHCN ở nước ta vẫn còn nhiều bật cập và cần thêm nhiều chính sách đột phá, để thời gian tới, KHCN và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Đây cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Đang phát
Live