
Theo số liệu được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 20/3, lạm phát tại nước này đã xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi vừa qua. Đồng thời, kết quả này cũng thấp hơn so với các dự báo được công bố trước đó.
Ngay từ đầu năm 2024, lĩnh vực rau củ xuất khẩu của Việt Nam nhận được nhiều tín hiệu vui khi kim ngạch xuất khẩu rau củ quả ước đạt trên 500 triệu USD. Với diễn biến thị trường hiện nay, ngành rau củ quả được dự báo sẽ lập kỷ lục mới và sẽ mang lại cho ngành nông nghiệp từ 6-6,5 tỷ USD trong năm 2024.
Năm 2023, Quảng Ninh thu hút vốn đầu tư 5 tỷ USD, trong đó riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục với hơn 3,1 tỷ USD, đứng thứ 3 cả nước. Dấu ấn này thể hiện những nỗ lực của địa phương, đồng thời cũng đòi hỏi Quảng Ninh tiếp tục “nâng chất, nâng tầm”, đưa các dự án FDI phát huy hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 20/12/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn giải ngân khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay. Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng vốn đăng ký hơn 36,6 tỷ USD, thì vốn đăng ký mới đạt gần 20,19 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ. Số dự án đăng ký mới cũng đạt 3.188 dự án, tăng 56,6%. Như vậy, cả dự án mới và vốn đăng ký mới đều tăng mạnh. Đây là một điểm rất đáng ghi nhận. Ngoài vốn đăng ký mới, năm 2023 cũng ghi nhận 1.262 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 7,88 tỷ USD. Trong khi đó, vốn đầu tư thông qua góp vốn mua cổ phần đạt hơn 8,5 tỷ USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. Nhờ quy mô vốn góp tăng nên dù lượt giao dịch góp vốn, mua cổ phần trong năm 2023 chỉ đạt 3.451 lượt, giảm 3,2% so với cùng kỳ, nhưng vốn góp lại tăng cao. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…), như TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai. Riêng 10 địa phương này đã chiếm tới 78,6% số dự án mới và 74,4% số vốn của cả nước trong năm 2023. Năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 39,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Xét về đối tác, trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với cùng kỳ 2022. Tiếp đến là Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan... Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong năm nay đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên để thu hút dòng vốn FDI có chất lượng trong thời gian tới, Việt Nam cần thực thi nhiều giải pháp hiệu quả, như: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đúng định hướng thu hút đầu tư của thành phố trong từng thời kỳ, tăng cường hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, tạo bước chuyển thật sự về chất mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với doanh nghiệp, công dân nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã phải hứng chịu đợt rét dài kỷ lục kể từ năm 1951, trong khi miền Bắc nước này có nền nhiệt trung bình từ giữa tháng 12 thấp nhất kể từ năm 1961.
Việt Nam xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với thặng dư kỷ lục 26 tỷ USD.- Đại diện người lao động và sử dụng lao động thống nhất điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ ngày 1/7/2024, thay vì từ ngày 1/1/2024.- Các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Kiên Giang chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới.- Số người thiệt mạng do động đất ở tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc tăng lên 131. Thời tiết lạnh giá dưới -10 độ C là thách thức lớn nhất đối với công tác cứu hộ hiện nay.- Các cuộc tấn công trên Biển Đỏ khiến cho cước phí vận tải tăng mạnh, nguy cơ gián đoạn hoạt động vận tải biên toàn cầu
Tiếp tục kỳ họp thứ 6, sáng nay, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn, bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả sẽ được công bố ngay trong chiều nay.- Khai mạc hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh”.- Giá gạo Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh mới.- Loạt bài “Xây dựng, tổ chức cơ sở Đảng trong tình hình mới ở biên giới Tây Nam”.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận mở về tình hình Trung Đông, tập trung vào căng thẳng giữa Ixraen và Phong trào Hồi giáo Hamas.- Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận định, Đức sẽ vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong năm nay.
Tiếp các nữ doanh nhân tiêu biểu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, sẽ tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, nữ doanh nhân đóng góp, cống hiến cho đất nước.- Cần có giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách để thúc đẩy tính sáng tạo, để đội ngũ trí thức phát huy hết khả năng, năng lực của mình.- Xuất khẩu gạo thiết lập kỷ lục mới khi đạt kim ngạch xuất khẩu gần 4 tỷ đô la Mỹ, cao nhất từ trước tới nay.- Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất cho phép thí điểm thu phí điện tử không dừng trong 6 tháng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.- Đạo diễn, nghệ sỹ nhân dân Đặng Nhật Minh được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái – vì tình yêu Hà Nội lần thứ 16.- Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng ngoại giao lần đầu tiên sau 9 năm.- Cuộc chiến chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng sau sự xuất hiện một con chip hiện đại trong điện thoại của hãng công nghệ Trung Quốc Huawei.
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng của năm nay đã đạt hơn 5,8 triệu tấn, mang về hơn 3,1 tỷ USD, tăng 22% về số lượng và hơn 36% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng về số lượng và giá trị do biến động thị trường lương thực toàn cầu khi một số nước tạm dừng xuất khẩu. . Việc giá gạo tăng về giá trị cũng phải nhắc đến chất lượng gạo của Việt Nam được nâng cao khi cơ cấu giống lúa thơm, đặc sản, chất lượng cao chiếm tỷ trọng từ 70 – 80% từng mùa vụ, điều này đã khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ngân hàng Nông thôn Australia cho biết, tổng giá trị nông sản xuất khẩu của nước này trong năm tài chính 2022-2023 đạt gần 80 tỷ AUD, tăng 18% so với năm trước đó và là năm thứ ba tăng liên tiếp. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang 13 thị trường hàng đầu đều tăng và 12 thị trường đạt kỷ lục mới.
Đang phát
Live