Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia yêu cầu Bộ Y tế tăng cường các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19; Đồng thời thống kê tất cả vật tư, trang thiết bị cần mua phục vụ công tác phòng chống dịch. Những thiết bị mà ngân sách Nhà nước có thể đảm bảo thì tiến hành mua ngay. Về những bất cập trong quy định hiện hành, ngày mai Bộ Y tế phải có văn bản trình Chính phủ để có Nghị quyết về vấn đề này.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định sẽ dành những gì tốt nhất cho TP. HCM chống dịch covid-19, các bộ ngành cũng sẵn sàng đáp ứng nhân lực, vật lực theo đề nghị của thành phố, đồng thời yêu cầu TP. HCM cần chuẩn bị cho phương án cao hơn, có thể đến 50.000 ca mắc. Trước tình hình đó, ngành y tế đã chuẩn bị kịch bản này và cũng đang tiếp nhận nguồn lực từ chi viện của Bộ Y tế.
Tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Anh giúp đỡ và tạo điều kiện hơn nữa về cung cấp vaccine phòng COVID-19 và xem xét thuận lợi việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.- Trong lúc này, nhiều Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp tiếp tục quyên góp, ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19.- Thành phố Hồ Chí Minh phong tỏa, Bệnh viện quận Tân Phú, ngừng tiếp nhận bệnh nhân sau khi phát hiện 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 đến khám nhưng không khai báo trung thực.- Nga chỉ trích quyết định của Mỹ không trở lại Hiệp ước kiểm soát vũ khí “Bầu trời mở” là một “sai lầm chính trị”.- Hy Lạp là quốc gia Châu Âu đầu tiên giới thiệu Hộ chiếu vaccine Covid19. Trong khi đó tại Trung Quốc, ít nhất 6 thành phố của nước này đã hoàn thành mũi tiêm vaccine COVID19 đầu tiên cho hơn 80% dân số, chạm ngưỡng miễn dịch cộng đồng
Đến hôm nay, Việt Nam đã trải qua hơn 1 tháng không ghi nhận ca mắc covid19 tại cộng đồng, đã khống chế được 3 đợt dịch, song những diễn biến phức tạp và nguy hiểm tại nhiều nước, trong đó có những nước ngay sát biên giới khiến ngành y tế phải đặt ra những kịch bản ứng phó trong nhiều tình huống. Trong lúc này, cần triển khai những phương án nào để chúng ta không lúng túng, bị động nếu như dịch bệnh xâm nhập cộng đồng? Người dân cần làm gì trong lúc này, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 đang tới gần?
Vào lúc 13h Ngày 06/01 (theo giờ Mỹ) tức là vảo khoảng 7h -8h đồng hồ nữa, lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận số phiếu đại cử tri, qua đó công nhận người sẽ chính thức ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ trong 4 năm tới. Thông thường cuộc họp này chỉ mang tính thủ tục, nếu không có các tranh chấp pháp lý. Tuy nhiên, lần này thì khác, Đảng Cộng hòa vẫn chưa từ bỏ các nỗ lực nhằm bác bỏ chiến thắng của ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden, nên kịch tính được cho là vẫn kéo dài đến phút chót. P phân tích của Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (Học viện Ngoại giao).
Giống như một số quốc gia châu Á, châu Âu cũng đang chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 mới ở thời điểm mà dường như châu lục này đang kiềm chế tốt đại dịch. Từ Italia, Tây Ban Nha, Bỉ tới Anh, Pháp đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng cao và nhiều ổ dịch xuất hiện sau khi tình hình tương đối ổn định trong những tuần gần đây. Thủ tướng Anh cảnh báo “có dấu hiệu cho thấy châu Âu đang trải qua làn sóng thứ hai” của dịch Covid-19. Trước những diễn biến của dịch Covid-19 đang xấu đi, một số quốc gia châu Âu bắt đầu tái áp đặt các quy định nghiêm ngặt, thậm chí Bỉ còn tính đến chuyện phong tỏa toàn quốc lần thứ hai, nhưng cũng có quốc gia tiếp tục nới lỏng các hạn chế. Cụ thể, các nước châu Âu đang chuẩn bị những kịch bản nào để đối phó với đợt dịch mới bùng phát? BTV Thanh Huyền trao đổi với Phóng viên Quang Dũng – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Pháp.
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 14, sáng 20/05, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo trước Quốc hội về phòng chống dịch COVID-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có điều chỉnh nhiều chỉ tiêu quan trọng. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản 1: GDP tăng dự kiến cao nhất tăng khoảng 5,2%, và Kịch bản 2: GDP tăng dự kiến khoảng 3,6 đến 4,4% so với năm 2019 - thấp hơn mục tiêu đề ra ban đầu là tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,8%. Biên tập viên Nguyên Long trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về “Các kịch bản tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và bàn giải pháp thực hiện.
- Những kịch bản tăng trưởng kinh tế đang được Chính phủ xây dựng phù hợp với thực tế phát triển của đất nước.- Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo để nắm bắt cơ hội mới sau dịch Covid-19. Đây là nội dung trả lời phỏng vấn của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Sau 3 cuộc bầu cử liên tiếp trong chưa đầy 12 tháng, chính trường Israel vẫn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tòa án Tối cao Israel đang tổ chức phiên điều trần để quyết định liệu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, người bị truy tố với tội danh tham nhũng và lạm dụng tín nhiệm, có được phép thành lập chính phủ mới hay không. Nếu phán quyết chống lại ông Netanyahu, Israel có thể sẽ kích hoạt một cuộc bầu cử lần thứ tư kể từ tháng 4/2019. Vậy có những kịch bản nào cho chính trường Israel trong thời gian tới? Bất ổn chính trường ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối nội và đối ngoại của Israel? Để làm rõ hơn những nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Ngọc Thạch – cơ quan thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)