Sự xuất hiện của biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn đã khiến hi vọng chấm dứt đại dịch trong năm 2022 trở nên xa vời. Tuy nhiên các chuyên gia y tế cũng cho rằng, thế giới lúc này đã được trang bị tốt hơn, với kho vắc-xin an toàn và tương đối hiệu quả đang ngày càng tăng dần. Và điều còn thiếu duy nhất hiện nay chính là hợp tác quốc tế để vắc-xin có thể đến được với tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi.
Trong tuyên bố mới đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Je-in cho biết, các nước Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đã nhất trí về mặt nguyên tắc đối với việc tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và Soeul sẽ thúc đẩy tiến trình này. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cũng bày tỏ tin tưởng rằng, tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ giúp khôi phục các cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cũng như giữa Triều Tiên và Mỹ. Liệu tương lai một Tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên có suôn sẻ và dễ dàng? Nếu thực sự được thống nhất, tác động của sự kiện được đánh giá là “mang tính lịch sử” này sẽ như thế nào? Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hàn Quốc đang rất nỗ lực, phối hợp với các bên, để đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, bao gồm việc thúc đẩy ra được Tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cũng như đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia Đông Bắc Á này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi các bước tiếp theo của Mỹ ở Afghanistan là "một chương mới", sau khi Chính quyền Tổng thống Joe Biden rút toàn bộ lực lượng quân sự của mình.
Sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đi, lực lượng Taliban đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul và tuyên bố giành chiến thắng. Diễn biến phức tạp về tình hình an ninh ở Afganistan đã khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
Hội nghị lần thứ ba - Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII bế mạc sớm hơn so với dự kiến 1 ngày. Hội nghị lần này đã nhất trí giới thiệu bổ sung 23 nhân sự đảm nhiệm chức danh lãnh đạo Nhà nước- Chủ trì cuộc họp trực tuyến với TPHCM về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Thành phố thực hiện Chỉ thị 16 khẩn trương, quyết liệt, đặc biệt đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân- Nhiều bang của Mỹ kiện Google vi phạm luật chống độc quyền- Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á quyết định hoãn tổ chức SEA Games lần thứ 31 dự kiến diễn ra tại Việt Nam
Chiều nay (8/7), gần 1 triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành môn Ngoại ngữ - môn thi cuối cùng, kết thúc đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 - Kỳ thi đặc biệt trong lịch sử thi quốc gia khi dịch bệnh lan rộng gần 40 tỉnh, thành. Dù có sự cố liên quan đến dịch bệnh tại một số điểm thi, nhưng nhìn chung công tác tổ chức kỳ thi đã được ngành giáo dục và các địa phương thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác phòng chống dịch được tất cả các điểm thi trên cả nước chú trọng với nhiều giải pháp.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 của thành phố Hà Nội đã kết thúc sau 2 buổi thi với 4 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử. Tổ chức thi trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và mưa lớn trong cả 2 buổi thi, nhưng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đánh giá, kỳ thi đã kết thúc an toàn.
Sáng nay (13/06), hơn 93 nghìn học sinh lớp 9 của thành phố Hà Nội thi 2 môn Toán và Lịch sử, 2 môn thi cuối cùng của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022. Diễn ra trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng thí sinh và phụ huynh đều rất yên tâm bởi công tác phòng, chống dịch tại các điểm thi được thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang cho biết, UBND tỉnh Tiền Giang có văn bản đồng ý với đề nghị của Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh cho phép học sinh không học tập trung tại trường. Từ ngày 17-5 (trừ khối lớp 9 và lớp 12), chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến nhằm đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Đang phát
Live