Tiết trời cuối tháng chạp, khi phố phường bắt đầu chộn rộn bán mua, khi những món quà quê theo thương lái về phố, hẳn nhiều người trong chúng ta lại nao nao với ký ức về các phiên chợ tết ở quê nhà. Thuở ấy, chợ tết chính là nơi không khí tết cổ truyền về sớm nhất và đi chợ tết là nỗi háo hức của cả trẻ con và người lớn. Ký ức chợ tết xưa lại ùa về mãnh liệt hơn khi tết năm nay đón xuân trong hoàn cảnh đặc biệt: cả nước đang chung sức chống dịch Covid 19, nhiều chợ đìu hiu, thưa vắng hơn. Chắc chắn ít người được hít hà hương quê, chợ tết vì dịch bệnh. Vậy tại sao chúng ta lại không cùng nhau nhắc nhớ lại ký ức về chợ tết để vơi đi nỗi nhớ? Chuyện đêm hôm nay phóng viên Đài TNVN gặp gỡ và trò chuyện với nhà báo, nhà văn Ngô Bá Lục- một cây viết trẻ về làng quê, được nhiều độc giả yêu thích với các tác phẩm như: Gió đồng hun hút, Hoài niệm Tết xưa.
Ngày này 75 năm trước, đã diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 6/1/1946 là một sự kiện lịch sử trọng đại, mở đầu cho quá trình xây dựng chế độ dân chủ mới ở nước ta. Sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài, khó khăn chồng chất, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng; với sự tin tưởng, đoàn kết và lòng yêu nước, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, 1/1946, đã thắng lợi to lớn. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, góp phần ngày càng hoàn thiện chế độ bầu cử Quốc hội.
Mùa thu lịch sử 75 năm trước, Thành phố Hà Nội đang sục sôi khí thế cách mạng tiến lên giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Để có ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong bình yên không đổ máu, Đảng ta đã có 15 năm gây dựng, chuẩn bị lực lượng, bí mật, kiên trì đấu tranh không khoan nhượng. Thời gian đó, đã có 4 lãnh tụ của Đảng cùng biết bao chiến sỹ cách mạng bị bắt, bị tra tấn, tù đày, hy sinh để dồn lực cho hơn 10 ngày toàn dân đứng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Đến nay, ký ức hào hùng về một mùa thu lịch sử, vẫn còn vẹn nguyên trong tâm khảm của những người trong cuộc dù nay đã ở tuổi đã rất cao. Kỉ niệm 75 năm Cách mạng tháng 8, phóng viên Nguyên Nhung có bài viết "Kí ức những ngày Hà Nội sục sôi". Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Trở về từ chiến trường, mang trên mình vết tích của chiến tranh, trong câu chuyện của những người cựu chiến binh cuộc chiến như mới chỉ vừa hôm qua. Mời các chiến sĩ và các bạn cùng lắng nghe câu chuyện của cựu chiến binh Trần Thanh Triều- người đã từng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc ở Vị Xuyên-Hà Giang năm 1984 để cùng cảm nhận sự gian khổ, hi sinh của những người lính để giành lại từng tấc đất biên cương.
Anh hùng LLVT nhân dân Phùng Văn Khầu, người anh hùng dân tộc Nùng, tên tuổi lừng lẫy gắn liền với những chiến công trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm nào, đến nay đã hơn 90 tuổi nhưng ông luôn khắc ghi và làm theo lời dạy của Bác. 5 lần được gặp Bác Hồ là 5 niềm vinh dự và hạnh phúc đối với ông Phùng Văn Khầu. Trong Chương trình phát thanh đặc biệt " Bác Hồ của chúng ta" kỷ niệm 130 năm ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh phát sóng trên VOV1, những câu chuyện về các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc được ông kể lại, đã thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần phấn đấu, rèn luyện, cố gắng học tập cho thế hệ trẻ hôm nay.
45 năm trước, cùng với đoàn quân thần tốc tiến về Sài Gòn, đã có một lực lượng đặc biệt được giao thực hiện một nhiệm vụ cũng rất đặc biệt trên mặt trận Biển Đông, đó là giải phóng Trường Sa. Đây là một quyết định táo bạo, đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Bộ Quốc Phòng đối với vấn đề chủ quyền biển đảo lúc bấy giờ. Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam nói riêng, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến công thần tốc của thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân năm xưa là động lực quyết tâm giữ chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc của thế hệ hôm nay.
- Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ký ức của những người làm bản tin thời khắc đầu tiên phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam.- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020).- Lá cờ đặc biệt tạo từ 7 trang báo in.- Liên tiếp ngày thứ 14 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm covid-19.
Phóng viên Phạm An trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về hành trình thu lượm ký ức qua công trình sách “ký ức người lính”.
- Khởi động lại chiến dịch kích cầu du lịch Việt Nam sau dịch bệnh Covid-19: chú trọng thị trường nội địa.- Ký ức chiến tranh, bản hùng ca của nghĩa tình đồng đội.- Món quà quý giá dành cho trẻ em Tây Ban Nha trong dịch bệnh Covid-19.- Nhóm nữ sinh Afghanistan chế tạo máy thở từ các bộ phận xe ôtô cũ.- Cuốn sách hay: “Đời ngắn đừng ngủ dài”.
45 năm đã trôi qua, nhưng không khí và hình ảnh những ngày gần kề chiến thắng 30/4/1975 lịch sử vẫn còn đậm nét trong tâm trí nhiều cựu chiến binh và người dân từng sống, chiến đấu ở khu vực Ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, TPHCM. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, quân và dân khu vực Bảy Hiền đã ủng hộ nhiều nhân lực, vật lực cho cách mạng; chủ động nổi dậy giành chính quyền vào sáng sớm ngày 30/4, dẫn đường cho bộ đội chủ lực của Quân đoàn 3 từ Tây Ninh xuống Sài Gòn, vào sân bay Tân Sơn Nhất và nội thành, giành thắng lợi cuối cùng.
Đang phát
Live