Năm nào cũng vậy, ngày 30/4 ở TP.HCM luôn mang không khí lễ hội rất đặc biệt, vừa xúc động tự hào, vừa vui vẻ tưng bừng. Trong không khí đó, cảm xúc của những nhân chứng lịch sử đã từng chứng kiến Thành phố trong ngày 30/4/1975 có lẽ là đặc biệt hơn cả. Trong ký ức, nhân chứng chưa bao giờ quên ngày 30/4 đó, ngày mà lực lượng cách mạng và người dân thành phố mừng vui không nói nên lời, cùng vui chung niềm vui lớn nhất là độc lập tự do, thống nhất đất nước.
Chiến tranh đi qua để lại trên mảnh đất Quảng Trị hàng ngàn tấn bom đạn, thể hiện sự khốc liệt của một thời khói lửa. Một người dân ở tỉnh Quảng Trị đã sưu tầm những kỷ vật chiến trường, đặc biệt là hàng trăm vỏ bom, đạn để dựng nên một ngôi nhà với tên gọi “Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” vô cùng độc đáo. Đây cũng là nơi để cựu chiến binh, du khách thập phương tìm về, ôn lại ký ức một thời chiến tranh đau thương để thấy được giá trị của hòa bình hôm nay.
Vào đầu những năm 1950, với tinh thần giúp bạn là tự giúp mình, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử đoàn cố vấn quân sự do đồng chí Vi Quốc Thanh làm trưởng đoàn sang giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Là con trai của tướng Vi Quốc Thanh, với ông Vi Tiêu Nghị, những ký ức về chiến trường Điện Biên vẫn vẹn nguyên trong tâm trí, dù chỉ được nghe qua lời kể của cha và chuyến thăm Việt Nam cách đây tròn 10 năm.
70 trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng về một thời hoa lửa luôn vẹn nguyên trong ký ức của những cựu chiến sĩ Điện Biên. Đối với họ, để có được mảnh đất Điện Biên Phủ như ngày hôm nay, từng tấc đất đều được hình thành nên từ máu, mồ hôi và nước mắt. Và những ký ức luôn đọng mãi với thời gian ấy sẽ nhắc nhở bất cứ ai khi đến với Điện Biên Phủ hôm nay đều thấu hiểu những công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây nền hòa bình cho dân tộc, cho đất nước.
Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức của họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.
Sáng nay (5/12) tại Bảo tàng Quân khu 7, Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 4 tổ chức Triển lãm chuyên đề “Ký ức thời hoa lửa”.
Công đoàn tiếp tục đổi mới, điểm tựa vững chắc cho người lao động.- Chuyến tàu di sản về miền ký ức.
Trong không khí chào mừng ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), trưng bày “Sông Hồng cuộn sóng” tại di tích Nhà tù Hoả Lò đã tái hiện những dòng ký ức về thời khắc lịch sử của quân dân thủ đô tháng 10 năm ấy. Tham quan và chiêm ngưỡng những hình ảnh, tư liệu lịch sử về giai đoạn kháng chiến của quân, dân thủ đô để có được “Ngày về chiến thắng”, các lão thành cách mạng, cựu tù chính trị Nhà tù Hoả Lò, các cựu học sinh kháng chiến Hà Nội giai đoạn 1947-1954…không khỏi xúc động khi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của dân tộc.
Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội - Cần đảm bảo mức an sinh xã hội- Dấu tích oai hùng nơi Bến vượt sông Sê RêPốk- Câu chuyện về những nhân viên cứu hỏa tình nguyện địa phương tham gia bảo vệ rừng A-ma-zôn
Đang phát
Live