Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, cả nước có từ 60% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động tốt, khá trở lên.- Ngày mua sắm trực tuyến ASEAN năm 2023 diễn ra cùng lúc tại 10 nước thành viên thuộc khối ASEAN từ ngày 8-22/8 tới.- Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo “Tuyển mẫu nhí tham gia chụp ảnh làm đại diện thương hiệu”.- Hoàn lưu sau bão số 1 gây mưa lớn kéo dài ở nhiều khu vực. Cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái.- Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) không ra được tuyên bố chung, do các cường quốc không đạt được tiếng nói chung về xung đột tại Ukraina.- Hôm nay, Quốc hội Thái Lan sẽ tổ chức một cuộc tranh luận về vấn đề tái đề cử lãnh đạo đảng Tiến bước làm Thủ tướng tiếp theo.- Rạng sáng nay, Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo về hướng vùng biển phía Đông của nước này.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Pháp, Đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đã có buổi làm việc với ông Olivier Brochet, Tổng Giám đốc cơ quan phụ trách giảng dạy của Pháp ở nước ngoài (AEFE) hôm 13/7 tại thủ đô Paris, cộng hoà Pháp.
Hôm nay, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm châu Âu kéo dài đến thứ Sáu. Theo lịch trình, sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Kishida sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Nhật Bản tại Brúc-xen, Bỉ. Theo dự thảo tuyên bố chung sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Nhật Bản, hai bên sẽ khởi động một khuôn khổ hợp tác an ninh mới để cùng nhau giải quyết các vấn đề như an ninh mạng, an ninh hàng hải ở Đông Á, ngăn chặn thông tin sai lệch, mở rộng các lĩnh vực hợp tác thông thường vốn tập trung vào các vấn đề kinh tế. Thông qua tuyên bố này, EU mong muốn gửi đi thông điệp về cam kết của khối đối với các vấn đề an ninh ở châu Á, trong khi Nhật Bản cũng mong muốn thể hiện vai trò ngày càng lớn đối với an ninh khu vực. Phóng viên Nguyễn Hoàng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích vấn đề này.
“Duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực là nền tảng để biến ASEAN thành Tâm điểm Tăng trưởng. ASEAN cần phải giữ cho Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Masurdi đưa ra tại phiên khai mạc Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị.
Nhân chuyến thăm chính thức Liên minh châu Âu (EU) và dự Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 07-12/7, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins đã dự lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do New Zealand-EU; cam kết thúc đẩy hợp tác bảo đảm chuỗi cung ứng với EU và tăng kim ngạch xuất khẩu sang EU thêm 1,8 tỷ đô-la New Zealand (NZD)/năm.
Hôm nay, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp đặc biệt ASEAN-Nhật Bản (AJSMJ). Với chủ đề “Tăng cường hợp tác ASEAN-Nhật Bản để thúc đẩy pháp quyền: Hướng tới một giai đoạn mới sau 50 năm hữu nghị và hợp tác”, hội nghị là cuộc gặp cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Nhật Bản với các quốc gia thành viên ASEAN trong lĩnh vực tư pháp.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vừa ra tuyên bố chung khẳng định sẵn sàng hợp tác sâu rộng với tất cả các quốc gia. Tuyên bố chung này được các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đưa ra sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh SCO năm nay diễn ra theo hình thức trực tuyến do Ấn Độ chủ trì. Ngoài sự tham dự của lãnh đạo 8 nước thành viên SCO, hội nghị trực tuyến năm nay đã chào đón thành viên thứ 9 là Iran. Cũng tại hội nghị thượng đỉnh SCO lần này, lãnh đạo các nước thành viên đã chứng kiến đại diện Belarus ký bản ghi nhớ để khởi động quy trình trở thành thành viên của SCO. Việc kết nạp hai thành viên Iran và Belarus vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ đem lại những lợi ích gì cho tổ chức này cũng như hợp tác của khu vực? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích nội dung này.
“Bốn trụ cột phát triển kinh tế, hai trung tâm động lực, ba trung tâm đô thị và ba hành lang kinh tế là các nhân tố chủ lực tạo đột phá phát triển Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Mục tiêu đặt ra, đến năm 2030, Quảng Bình sẽ là tỉnh phát triển khá ở khu vực miền Trung. Đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một một nền kinh tế năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây”- Đây là nội dung quan trọng tại Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Bình và xúc tiến đầu tư năm 2023 với chủ đề “Đưa Quảng Bình đến gần nhà đầu tư” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và chính thức công bố vào hôm nay. PV Xuân Lan thông tin:
Một thỏa thuận về việc xây dựng một đường ống dẫn dầu mới giữa Hungary và Serbia vừa được ký kết và dự kiến sẽ thành lập một công ty liên doanh khí đốt khu vực chung giữa hai quốc gia.
Chính phủ Đức và Chính phủ Trung Quốc hôm nay (20/6) đã tổ chức các cuộc tham vấn chung lần thứ 7 với phương châm Cùng nhau hành động bền vững. Cuộc tham vấn do Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cùng chủ trì, với sự tham dự của các bộ trưởng của hai nước. Các chủ đề chính được hai bên thảo luận là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy quan hệ song phương, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại, cũng như cuộc chiến tại Ukraine.
Đang phát
Live